Ngoài câu hỏi tôm làm món gì ngon thì ăn nhiều tôm có thật sự tốt cho sức khỏe hay không cũng được nhều người băn khoăn. Hãy cùng theo dõi và tham khảo một số ý kiến của Thu Hà để biết rõ hơn nhé!
1. Giá trị dinh dưỡng của tôm
– Cung cấp Protein: tôm là thực phẩm giàu Protein, vì vậy, ngoài các thực phẩm như trứng, cá, thịt,… thì tôm sẽ đáp ứng nhu cầu Protein hàng ngày cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe.
– Bổ sung Vitamin B12: là loại Vitamin phức tạp nhất tham gia vào quá trình sinh hóa và chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Nếu cơ thể thiếu hụt Vitamin này cơ thể dễ dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, cơ bắp trở nên yếu ớt, dễ mắc các bệnh thiếu máu. Theo phân tích, cứ 100g tôm chứa 11.5g vitamin B12. Trong các loại tôm thì tôm hùm đất giàu lượng Vitamin B12 nhất.
– Bổ sung chất sắt: Sắt là thành phần dinh dưỡng thiết yếu cần có cho tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, cơ thể dễ gặp tình trạng thiếu máu, mệt lả và khó thở. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề đó thì tôm là cách tốt nhất, tôm là một trong những thực phẩm chứa nhiều sắt nhất.
2. Ăn nhiều tôm có tốt không?
Nhiều người có thói quen ăn nhiều tôm vì nghĩ đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và còn tốt cho sức khỏe.
Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm, Photpho, Acid béo, Canxi và các khoáng chất,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng thậm chí dẫn đến tiêu chảy.
Theo nghiên cứu, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày và trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20g-50g thịt tôm tùy từng lứa tuổi.
Các món ăn với tôm nên sơ chế thật kỹ trước lúc ăn, nên sử dụng tôm đã nấu chín.
Cách khử mùi tanh của tôm
3. Lưu ý để ăn tôm đúng cách
– Không ăn tôm khi bị ho. Bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho dai dẳng lâu khỏi.
– Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho mắt. Nhưng trên thực tế quan niệm này chưa được nghiên cứu, tổ chức nào chứng nhận. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.
– Một số người có cơ địa dị ứng với các loại hải sản hay dị ứng với tôm. Nên nếu ăn tôm trong trường hợp này có thể khiến dị ứng thêm trầm trọng, ngứa, nổi mề đay, sốt cao, đau bụng thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
– Vỏ tôm không giàu Canxi nên không cần cố ăn. Phần thịt, càng và chân tôm mới là bộ phận chứa nhiều Canxi nhất. Vỏ tôm cứng cũng có thể khiến các bé bị hóc nếu cố nuốt vào, mảnh vỏ tôm có thể làm tổn thương niêm mạc họng, dạ dày và ruột.
– Không ăn tôm tái, sống. Tôm hay các loại hải sản khác rất dễ có giun sán. Vì vậy, hãy nói không với loại thực phẩm này khi ăn các món tái sống, các món gỏi, nhất là đối với trẻ em.
Không ăn vỏ tôm cứng, không ăn tôm tái sống
Bạn sẽ quan tâm:
- Nhận biết tôm khỏe và tôm bệnh
- Phân biệt tôm thẻ với tôm sú
- Những bộ phận của tôm bạn không nên ăn
Tôm là món ăn bổ dưỡng và nhiều dinh dưỡng, nhưng cần ăn tôm với một lượng vừa phải và đúng cách để có thể hấp thụ vừa đủ giá trị dinh dưỡng vào cơ thể.
Thu Hà