1. Mẹo nhận biết khoai lang bị hỏng
Khoai lang sẽ bị hỏng sau một thời gian nếu chúng ta không bảo quản đúng cách. Hoặc bạn có thể mua khoai lang hỏng ở ngoài chợ hay siêu thị mà không hề hay biết. Để tránh mua khoai lang hỏng bạn cần chú ý những điểm sau trên củ khoai:
- Khoai có những vết nâu hay đen trên vỏ.
- Khoai có những điểm mềm bất thường trên bề mặt.
- Khoai có nhiều vết nứt nẻ.
Những dấu hiệu này cho thấy khoai lang đã bị nhiễm trùng khuẩn Alternaria Brassicicola. Chất độc có trong khoai lang khiến bạn khi ăn vào sẽ thấy đắng, sượng cứng (hay nhiều người gọi đó là khoai sùng).
Dấu hiệu cho thấy bạn đã bị ngộ độc sau khi ăn khoai lang hỏng đó là: luôn có cảm giác khó chịu, chán ăn, buồn nôn, nguy hiểm hơn là nôn, chóng mặt, yếu người, tê tay, khả năng tử vong có thể lên đến 16%.
Để tránh tình trạng ngộ độc khi chọn khoai lang bạn nên chọn những củ cứng, tươi, không bị thâm, dập hay nứt nẻ. Bên cạnh đó, kích thước chỉ ở mức vừa phải không nên chọn củ quá to dễ bị xơ và mất độ ngon của khoai.
2. Cách bảo quản khoai lang tươi lâu
Muốn giữ cho khoai được ngon và tươi lâu bạn nên để khoai ở những khu vực thoáng mát, không nên bọc kín trong túi ni lông. Đồng thời tránh để những nơi ẩm thấp khiến khoai dễ ra mầm. Cũng không nên để trong tủ lạnh vì nó dễ bị hỏng lại nhanh héo khiến mùi vị và chất dinh dưỡng bị mất đi.
Lưu ý: không nên ăn khoai lang khi quá đói. Nguyên nhân là trong khoai chứa nhiều chất kích thích men tiêu hóa của dạ dày nên khi ăn vào lúc đói sẽ khiến cho bạn luôn có cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua. Bên cạnh đó, người bị đau dạ dày cũng tránh ăn khoai vì nó sẽ khiến bệnh của bạn nghiêm trọng hơn.