1. Sự khác nhau giữa bột canh và muối
Bột canh là sản phẩm của sự kết hợp giữa những gia vị quen thuộc với nhau. Chủ yếu là: muối, đường, bột tiêu, bột ớt, hành lá sấy, bột tỏi và chất điều vị. Công dụng chính của chúng là: tẩm ướp nguyên liệu, nêm nếm thức ăn, chấm trái cây tươi, hải sản. Trung bình, 1 gói bột canh sẽ thường chứa 128kcal, 0.4 – 0.6g chất béo, 1.7g chất đạm và 0.6g Carbohydrate.
Muối ăn là dạng khoáng chất, được người ta sử dụng như một loại gia vị để nấu ăn. Có 3 dạng muối (muối thô, muối tinh, muối I-ốt). Muối ăn gồm NaCl, và khoáng chất vi lượng, nó rất cần cho sự sống của con người. Nó có khả năng cân bằng, điều chỉnh lượng nước trong cơ thể.
Công dụng của muối ăn là ướp các thực phẩm sống trước khi chế biến, tránh tình trạng bị ươn hoặc hư hỏng. Làm chất bảo quản cho các thực phẩm và chế biến một số món muối như: dưa, cà, cá,… Bên cạnh đó, muối còn sử dụng để làm nước súc miệng và rửa vết thương ngoài da.
2. Có nên dùng bột canh thay muối?
Như chúng tôi vừa phân tích, bạn có thể biết được rằng bột canh sẽ làm món ăn ngon hơn, nhưng muối lại tốt cho sức khỏe nhiều hơn. Do đó, chúng ta không nên dùng bột canh thay cho muối bởi có thể gây ra tình trạng thiếu I-ốt và dẫn tới hậu quả khôn lường. Thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bướu cổ, cao huyết áp và những hậu quả khác.
Trong quá trình sản xuất bột canh, thành phần I-ốt có khả năng bị bốc hơi. Do đó, bạn sử dụng bột canh sẽ không có thành phần I-ốt ở trong đó. Nếu thói quen diễn ra thường xuyên, cơ thể sẽ thiếu I-ốt trầm trọng và gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Lời khuyên: nếu bạn muốn món ăn của mình ngon có thể dùng bột canh thay cho muối. Nhưng không được lặp lại quá thường xuyên. Ví dụ, trong ngày bạn có thể dùng 1 lần bột canh và các lần nấu ăn còn lại bạn sẽ dùng muối. Đây là cách để giúp món ăn của bạn thêm bổ dưỡng và ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không được ăn muối quá nhiều sẽ gây ra những vấn đề về thận, huyết áp.
Qua bài viết trên, bạn đã biết được câu trả lời có nên dùng bột canh thay muối rồi đúng không? Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp chị em nội trợ thay đổi thói quen nấu nướng của mình. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Bạn sẽ quan tâm:
- Muối natri và muối có gì giống và khác nhau?
- Phân biệt và công dụng các loại muối ăn phổ biến
- Muối hồng Himalaya là gì? Công dụng của muối hồng Himalaya
Thu Hà