1. Chất độc có trong nấm
Nấm là loại thực phẩm có độc tố nhiều nhất. Trên thực tế thì có hai loại nấm: Nấm lành và nấm độc. Những loại nấm độc thường mộc sâu trong rừng, ven đường, màu sắc sặc sỡ, thường mọc vào mùa mưa nhiều hơn.
Nếu bạn ăn phải nấm độc sẽ có những triệu chứng: Buồn nôn, nôn, cơn đau quặn bụng, tiêu chảy, tiểu ít, nước tiểu vàng thẫm, vàng mắt, suy gan và suy thận cấp. Nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Chính vì thế hãy chắc chắn những loại nấm nào ăn được thì hãy mua về chế biến nhé, tránh nên chọn những loại nấm lạ mắt, màu sắc bắt mắt hoặc vì giá rẻ kẻo tiền mất tật mang nhé.
2. Chất độc trong măng
Xyanua là chất gây độc trong măng nhiều nhất. Nếu như ai ăn phải chất độc này nhiều có nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì thế khi mua măng tươi, chúng ta nên đặc biệt chú ý những điểm sau:
– Khi mua măng về phải ngâm qua nước ít nhất trên 2 giờ và được luộc qua với nước sôi để loại bỏ chất độc.
– Hạn chế ăn các loại măng chua, bởi vì trong măng chua chứa một ít chất xyanua còn xót lại khi kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính.
3. Xyanua có trong sắn
Xắn cũng có chứa một ít xyanua nhất định. Chính vì thế để loại bỏ chất độc này đi tốt nhất là nên bỏ hết phần vỏ đi, ngâm qua nước nhiều lần và trong nhiều giờ liền trước khi nấu. Khi nấu nên mở nắp nồi ra để cho xyanua được thoát hết ra ngoài. Như vậy thì mới đảm bảo được độ an toàn khi ăn sắn.
4. Chất độc sinh ra ở khoai tây để lâu ngày
Khoai tây được xem đã có độc tố Solanin là khi vỏ đã chuyển sang màu xanh. Nếu khoai tây lâu ngày chưa dùng hết, chúng tiếp xúc với ánh mặt trời thì vỏ sẽ chuyển sang màu xanh dần. Lúc này nếu ăn vào sẽ bị nhiễm độc.
Các triệu chứng nếu như bạn ăn phải khoai tây có độc là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở. Như vậy để tránh bị ngộ độc bạn không nên tiếc mà ăn những củ khoai tây vỏ đã chuyển sang màu xanh nhé.
5. Độc tố trong củ cải trắng
Củ cải trắng chứa độc tố Furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Chính vì thế, khi chế biến bạn hãy nên gọt thật sạch vỏ đi và bỏ hết những phần hư hỏng đi nhé. Bên cạnh đó, khi được nấu chín, nhiêt độ cũng làm độc tố trong củ cải biến mất không còn nữa.
6. Đậu phộng để lâu ngày có nấm
Đậu phộng nếu như được bảo quản ở điều kiện không tốt sẽ sinh ra nấm. Loại nấm này gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe, người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng: Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Vì vậy, khi ăn bạn cần phải nên phơi cho đậu phộng khô trở lại, hoặc nếu có nấm thì phải bỏ đi không được dùng nữa.
Bản thân những thực phẩm ở trên sẽ có mang một ít độc tố, nhưng nếu được bảo quản và chế biến đúng cách thì không hề làm hại sức khỏe của chúng ta và còn rất ngon miệng nữa đấy nhé.
.Xem thêm: Những thực phẩm chứa độc bạn nên biết
Nguồn: Nguyên Võ