Trang chủ Dinh dưỡng Những loại rau nên ăn và tránh khi bị suy thận

Những loại rau nên ăn và tránh khi bị suy thận

81 lượt xem

Đối với những người bị suy thận thì chế độ ăn uống phải đặc biệt được chú trọng, vì nó có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý của bạn ngày một nặng hơn nếu thực đơn bữa ăn hằng ngày của bạn không hợp lý. Sau đây hãy cùng Thu Hà tìm hiểu về vấn đề người bị suy thận nên ăn rau gì và kiêng ăn rau gì để nhanh hồi phục nhé.

1. Người bị suy thận nên ăn rau gì?

1.1. Súp lơ

Súp lơ là loại rau đầu tiên được nhắc đến nên có trong khẩu phần ăn của người bệnh suy thận, vì nó chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K và vitamin B tốt cho sức khỏe đặc biệt là những người bị bệnh suy thận.

Nếu bạn sử dụng súp lơ thường xuyên sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng hoạt tử ống dẫn tại thận đối với những bệnh nhân suy thận cấp thực thể.

Theo nghiên cứu, cho thấy trong 124gram súp lơ nấu chín sẽ chứa: 19mg natri, 176 mg kali và 40 mg phốt pho. Những chất này sẽ không gây ra hậu quả áp lực cho thận.

1.2. Tỏi

nguoi-bi-suy-than-nen-an-rau-gi-va-kieng-an-rau-gi-de-nhanh-hoi-phuc-202112070149316794

Tiếp theo ta phải kể đến chính là tỏi – một trong loại củ rất tốt cho sức khoẻ và có rất nhiều công dụng trong đời sống. Đối với người bị suy thận thì tỏi có thể giúp tiêu hoá tốt, bên cạnh đó còn kích vị giác cho người bệnh tạo cảm giác ngon miệng khi ăn hơn.

Ngoài ra, tỏi còn có khả năng kháng viêm cực tốt vì nó chứa lượng lớn Mangan, Vitamin C, B6. Theo nghiên cứu, với khoảng 9g tỏi ( khoảng 3 tép) chỉ chứa 1,5mg natri, 36 mg kali và 14mg photpho nên sẽ rất tốt cho sức khỏe người suy thận.

1.3. Bắp cải

nguoi-bi-suy-than-nen-an-rau-gi-va-kieng-an-rau-gi-de-nhanh-hoi-phuc-202112070149566506

Bắp cải cũng là một trong những loại rau mà người suy thận nên dùng vì nó chứa lượng vitamin, khoáng chất và những hợp chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ.

Hơn nữa, trong bắp cải còn giúp cho hệ thống tiêu hóa của người suy nhược cơ thể được cải thiện, nhờ có chứa rất nhiều chất xơ.

Mặt khác, lượng kali, phốt pho và natri có trong bắp cải rất thấp nên sẽ không gây hại đến sức khỏe người suy thận.

1.4. Ớt chuông

nguoi-bi-suy-than-nen-an-rau-gi-va-kieng-an-rau-gi-de-nhanh-hoi-phuc-202112070150162457

Ớt chuông cũng là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho khẩu phần ăn của người bị suy thận với hàm lượng chứa trong một quả ớt chuông 74g chỉ chứa 3mg natri, 19mg Photpho và 156mg Kali nhưng lại mang đến nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho thận.

Vì ớt chuông có màu sắc rực rỡ nên chứa rất nhiều vitamin C, giúp chống oxy hóa hoạt tử ống thận mạnh mẽ. Hơn nữa, loại quả này còn cung cấp một lượng lớn vitamin A rất cần thiết cho hệ miễn dịch những người bị bệnh thận.

1.5. Củ cải

nguoi-bi-suy-than-nen-an-rau-gi-va-kieng-an-rau-gi-de-nhanh-hoi-phuc-202112070150286009

Chắc chắn củ cải là một trong những loại củ không thể thiếu trong chế độ ăn uống của người suy thận, bởi nó chứa rất ít kali và phốt pho, nhưng lại có rất nhiều dưỡng như vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao những chất này cực kỳ quan trọng với người suy thận.

1.6. Nấm Shiitake

nguoi-bi-suy-than-nen-an-rau-gi-va-kieng-an-rau-gi-de-nhanh-hoi-phuc-202112070150438071

Đây là một loại thực vật rất tốt cho cơ thể của người bị suy thận, nó có thể thay thế cho lượng đạm động vật mỗi ngày, giúp dễ tiêu hoá hơn. Bởi nó chứa nhiều vitamin B, đồng, mangan, selen và một lượng đạm dễ phân giải, chất xơ có lợi cho những người mắc bệnh lý suy thận.

2. Người bị suy thận nên kiêng ăn rau gì?

2.1. Rau mồng tơi

nguoi-bi-suy-than-nen-an-rau-gi-va-kieng-an-rau-gi-de-nhanh-hoi-phuc-202112070151028845

Rau mồng tơi có hàm lượng axit oxalic gây ra rối loạn lọc tại cầu thận, sỏi tại thận và bên cạnh đó còn làm rối loạn khả năng hấp thụ canxi và kẽm. Vì vậy bạn không nên ăn rau mồng tơi nếu đang trong tình trạng bị suy thận.

Ngoài ra, trong rau mồng tơi còn chứa nhiều purin hợp chất này làm tăng nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận.

2.2. Rau chân vịt

nguoi-bi-suy-than-nen-an-rau-gi-va-kieng-an-rau-gi-de-nhanh-hoi-phuc-202112070151211750

Như ta được biết rau chân vịt có khả năng chống ung thư nhưng ngược lại nó sẽ không tốt cho những người mắc bệnh suy thận.

Vì trong rau chân vịt có chứa một hàm lượng lớn các chất không tốt cho hệ bài tiết như axit oxalic, purin…Những chất này gây hại cho các chức năng của thận và ảnh hưởng không tốt đến những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị.

2.3. Rau cần tây

nguoi-bi-suy-than-nen-an-rau-gi-va-kieng-an-rau-gi-de-nhanh-hoi-phuc-202112070151336452

Cần tây được biết có chứa một lượng lớn các chất bảo vệ thực vật nên sẽ không tốt cho chức năng lọc của thận.

Khi người mắc bệnh ăn loại rau này các chất có trong rau khi ăn vào cơ thể sẽ làm rối loạn hormone gây ra các bệnh lý về tuyến giáp làm thận mất đi chức năng điều hòa trong cơ thể.

2.4. Rau dền

nguoi-bi-suy-than-nen-an-rau-gi-va-kieng-an-rau-gi-de-nhanh-hoi-phuc-202112070151474635

Rau dền cũng là một loại rau nằm trong danh sách đen cho người bị bệnh suy thận. Bởi lẽ nó cũng chứa một lượng lớn axit oxalic như các loại rau trên, điều này sẽ gây cản trở cho quá trình bài tiết chất thải của thận, từ đó có thể khiến suy thận nặng hơn.

2.5. Rau cải xoăn

nguoi-bi-suy-than-nen-an-rau-gi-va-kieng-an-rau-gi-de-nhanh-hoi-phuc-202112070151585609

Với những người bình thường thì rau cải xoăn sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người có thận bị suy thì loại rau này sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, vì nó chứa lượng axit oxalic rất cao. Cho nên bạn nên loại bỏ loại rau cải xoăn ra khởi thực đơn hằng ngày nếu như ta đang mắc bệnh suy thận nhé.

3. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bị suy thận

nguoi-bi-suy-than-nen-an-rau-gi-va-kieng-an-rau-gi-de-nhanh-hoi-phuc-202112070152145182

Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bị suy thận mà người bệnh cần nên nắm rõ:

  • Ăn nhạt: Hạn chế các loại muối, bột nêm, mì chính, lượng muối tối đa nên ăn là 4g/ ngày.
  • Hạn chế chất lỏng: Dựa vào chỉ số lượng nước tiểu thải ra hàng ngày cộng thêm lượng nước mất qua da, hơi thở, để nạp lượng nước tương ứng cho cơ thể.
  • Nạp năng lượng vừa đủ: Đối với người lớn chỉ nên ăn khoảng 30 35 kcal/kg/ngày, còn trẻ em chỉ từ 70 80 kcal/kg /ngày.
  • Protein: Lượng đạm nạp chỉ trong khoảng từ 0,6 0,8g/kg /ngày (với người nồng độ ure máu tăng). Còn với người không bị ure máu tăng cao thì chỉ nên ăn 1g/kg /ngày.
  • Chất béo: Chế độ ăn có thể tăng thêm lượng chất béo so với chế độ ăn hàng ngày để bù đủ năng lượng. Lượng Lipid nên chiếm từ 20 25% tổng nguồn năng lượng trong bữa ăn.

Trên đây là những thông tin về vấn đề người bị suy thận nên ăn rau gì và kiêng ăn rau gì để nhanh hồi phục mà BáchHoá XANH tổng hợp được. Hy vọng có thể giúp ích được cho bạn nhé.

Nguồn: Sở y tế Nam Định