Trang chủ Dinh dưỡng Những biện pháp cần thực hiện khi bị viêm xoang và lưu ý về chế độ ăn uống

Những biện pháp cần thực hiện khi bị viêm xoang và lưu ý về chế độ ăn uống

66 lượt xem

Ngoài sử dụng thuốc và các liệu pháp điều trị, bệnh viêm xoang có thể cải thiện thông qua chế độ ăn hằng ngày. Bài viết sẽ tổng hợp các thông tin về các loại thực phẩm nên ăn và kiêng ăn cho người bị viêm xoang.

1. Người bị bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì?

Nhiều loại thực phẩm có thể khiến trình trạng viêm xoang trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, người bị viêm xoang cần kiêng cử những loại thực phẩm sau đây để quá trị điều trị xoang dễ dàng hơn:

Sữa và chế phẩm từ sữa

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, sữa kích thích mũi xoang tiết nhiều chất nhầy gây ứ đọng, tắc nghẽn. Do đó, vi khuẩn có điều kiện phát triển khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nên kiêng sữa và thực phẩm được chế biến từ sữa như: Sữa tươi, phô mai, sữa chua,…

Đồ ăn cay

Các thực phẩm cay nóng dễ gây trào ngược dạ dày, axit dịch vị khiến cho cổ họng bị kích thích, dịch mủ ứ đọng trong hốc xoang nhiều hơn. Chúng còn kích thích khiến niêm mạc mũi họng bị sưng viêm nặng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nên tránh các thực phẩm cay hoặc chứa gia vị cay như: Ớt, tiêu, mù tạt,…

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221941135496

Thực phẩm lạnh

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đồ ăn hay đồ uống lạnh có thể gây thay đổi nhiệt độ đột ngột và làm kích thích vùng vòm họng. Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn ở trong khoang mũi phát triển nhanh chóng và gây ra các biến chứng viêm xoang. Vì vậy, nên kiêng các loại như: Kem lạnh, nước đá,…

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221941337691

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Chất béo sẽ kích thích mũi xoang tăng tiết dịch nhầy, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Các thực phẩm cần lưu ý như: Gà rán, khoai tây chiên, lạp xưởng,…

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221942022069

Thực phẩm gây dị ứng

Dị ứng sẽ làm khởi phát viêm mũi, khiến triệu chứng viêm xoang nặng nề hơn. Người bệnh viêm xoang nên tránh xa chúng khi biết bản thân đã có tiền sử dị ứng với các thực phẩm như: Đậu phộng, socola, hạt điều, hạt óc chó,…

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221942325111

Đồ uống chứa chất kích thích

Những loại đồ uống có chất kích thích sẽ làm mất nước của cơ thể làm cho dịch nhầy mũi xoang đặc lại. Triệu chứng viêm xoang sẽ trở nên trầm trọng hơn vì khả năng dẫn lưu khí trong các xoang bị cản trở. Tránh các loại đồ uống như: Rượu, bia, cà phê,…

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221942550917

2.  Người mắc viêm xoang nên ăn gì?

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang, người bệnh nên ăn những nhóm thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có tác dụng giảm đau nhức sưng tấy, giúp làm giảm viêm nhiễm ở vùng mũi và niêm mạc xoang. Những thực phẩm giàu kẽm phải kể đến như: Nghêu, sò, hến, tôm, đậu nành, hành tây, khoai lang,…

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221938100563

Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin A, vitamin C, vitamin E giúp làm loãng dịch nhầy xoang mũi, giảm tắc nghẽn đường thông xoang và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin nên bổ sung như: Ổi, cam, cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh,…

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221938428346

Thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn

Những thực phẩm này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu tổn thương ở niêm mạc mũi. Một số loại thực phẩm có tính kháng sinh như mật ong, chanh, gừng, tỏi,…

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221939599159

Nước

Uống nước giúp làm loãng dịch nhầy và giảm tiết dịch mủ. Nhờ đó, giảm áp lực xoang mũi do tắc nghẽn lỗ thông xoang và cải thiện rõ rệt tình trạng ngạt mũi.

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221940236467

3. Bị viêm xoang nên làm gì?

Ngoài bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và kiêng những thực phẩm kể trên, người bị viêm xoang cần lưu ý:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày hợp lý, không lạm dụng những thực phẩm được cho là có lợi trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Lựa chọn các thực phẩm tươi sạch, không chứa chất độc hại hay chất bảo quản.
  • Hạn chế việc để đồ ăn lưu trữ lâu ngày sẽ làm thực phẩm biến chất, gây hại cho sức khỏe.
  • Tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221943153837

4. Tìm hiểu về bệnh viêm xoang

4.1. Bệnh viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng viêm và sưng ở niêm mạc xoang. Khi bị nhiễm trùng, các niêm mạc xoang bị viêm gây ung mủ. Vi trùng sẽ biến niêm mạc và tân dịch thành mủ và hoại tử tàng tích trong hốc xoang gây triệu chứng đau đầu hay khó thở.

Viêm xoang được phân ra làm 4 loại, dựa theo thời gian mắc bệnh, bao gồm:

  • Viêm xoang cấp: kéo dài 10 – 14 ngày hoặc dưới 4 tuần.
  • Viêm xoang bán cấp: thời gian mắc bệnh kéo dài từ 4 – 8 tuần.
  • Viêm xoang mạn tính (mãn tính): bệnh tồn tại trên 8 tuần.
  • Viêm xoang tái phát: tái phát nhiều đợt trong cùng 1 năm.

4.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang

Viêm xoang hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

  • Sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn thường cơ trú tại đường hô hấp như: Haemophilus influenzae, phế cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh,…
  • Mắc các bệnh lý làm tăng nguy cơ viêm xoang, ví dụ như: bệnh polyp, cảm lạnh thông thường, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, nhiễm trùng răng,…
  • Thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Cấu trúc xoang bất thường như xoang hẹp, vách ngăn bị lệch bẩm sinh,…
  • Mất cân bằng nội tiết tố (phụ nữ mang thai hay gặp phải)
  • Sự căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài
  • Thói quen không tốt: lười đánh răng, thường xuyên cho tay lên ngoáy mũi,…
  • Thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường bị ô nhiễm

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221937217703

4.3. Dấu hiệu bệnh viêm xoang

Viêm xoang thường xuất hiện sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng. Dấu hiệu viêm xoang phổ biến nhất là đau nhức vùng trán hoặc đau nhức khu vực gò má. Ngoài ra, còn có một vài triệu chứng như:

  • Nghẹt mũi
  • Giảm khứu giác
  • Có nước mũi màu vàng xanh, nước mũi đặc
  • Dịch mũi chảy xuống họng
  • Ho
  • Sốt
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Đau răng hàm trên

che-do-an-cho-nguoi-viem-xoang-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi-202110221937453830

5. Các câu hỏi về viêm xoang cần lưu ý

bi-viem-xoang-nen-lam-gi-nguoi-benh-nen-an-gi-va-kieng-gi-202207221842007027

Viêm xoang ăn thịt gà, trứng gà được không?

Những người mắc bệnh viêm xoang hoàn toàn có thể ăn thịt gà, vì thịt gà rất tốt cho người bệnh nhờ nguồn dinh dưỡng cao, lại không có chứa các chất béo xấu.

Người bệnh viêm xoang nên ăn trái cây gì?

Người bệnh viêm xoang nên ăn nhiều trái cây có chứa nhiều vì Vitamin C như ổi, cam, chanh, kiwi,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra bạn nên ăn dứa (thơm) để nó có chứa men Bromelain – rất tốt để giảm chất nhầy ở mũi, đồng thời giảm viêm, nghẹt mũi.

Viêm xoang có uống sữa được không?

Theo khuyến cáo thì viêm xoang không nên uống sữa, vì sữa sẽ làm tăng chất nhầy, đờm, khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thu Hà đã tổng hợp các thực phẩm hỗ trợ cho cho người bị viêm xoang cũng như lưu ý về các thực phẩm cần tránh. Theo dõi các bài viết để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec