Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta cũng ngày càng chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, trong đó giảm cân là một trong những vấn đề mà hầu hết mọi người đều quan tâm đến. Hiện nay có nhiều phương pháp ăn kiêng phổ biến và không thể không kể đến chế độ ăn toàn trái cây.
Vậy chế độ ăn toàn trái cây là gì và chúng ta có nên áp dụng chế độ này để giảm cân hay không, bạn hãy cùng Thu Hà tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Chế độ ăn toàn trái cây là gì?
Chế độ ăn toàn trái cây hay còn gọi là fruitarian, là một chế độ ăn thuần chay rất hạn chế các loại thực phẩm khác. Chế độ ăn này không cho phép người thực hiện nó ăn các sản phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm cả các sản phẩm từ sữa. Những người theo chế độ này chủ yếu ăn trái cây tươi.
Rau, trái cây và các loại hạt cũng có thể dùng với mức độ vừa phải. Các loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại đậu nên được hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn. Đặc biệt, bạn cần các loại thực phẩm nấu chín, kể cả trái cây.
Trong chế độ ăn toàn trái cây ít nhất 50 – 70% lượng calo tới từ khẩu phần của bạn phải đến từ trái cây sống chẳng hạn như chuối, đu đủ, nho, táo và quả mọng.
2. Lợi ích của chế độ ăn toàn trái cây
Chế độ ăn toàn trái cây mang đến một số lợi ích về sức khỏe cho người áp dụng chế độ này như sau:
2.1. Làm đẹp da
Đầu tiên, chế độ này sẽ giúp người ăn thúc đẩy được quá trình hydrat hóa. Bên cạnh việc chứa nhiều dinh dưỡng, trái cây còn chứa rất nhiều nước. Khi chúng ta ăn một lượng lớn trái cây như vậy quá trình hydrat hóa sẽ được diễn ra hiệu quả hơn từ đó giúp chúng ta có được làn da căng mọng – điều mà chị em phụ nữ điều mong muốn.
2.2. Hỗ trợ giảm cân
Ngoài ra chế độ ăn này còn giúp chúng ta hướng đến thực phẩm toàn phần, bổ dưỡng. Trái cây được biết đến là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe vì bên trong trái cây có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất điện giải, chất dinh dưỡng thực vật và chất xơ cao. Hàm lượng chất xơ cao trong trái cây cũng thúc đẩy cảm giác no, có thể dẫn đến giảm cân.
3. Chế độ ăn toàn trái cây có thật sự tốt cho sức khỏe?
Mặc dù chế độ ăn dựa trên trái cây có thể cung cấp một số lợi ích về mặt dinh dưỡng cho chúng ta, nhưng song song đó chế độ này cũng tiềm ẩn một số rủi ro nghiêm trọng. Vì trái cây thường ít chất béo và chứa nhiều nước nên chúng ta có thể ăn nhiều trái cây mà không cần lo ngại về vấn đề calo có thể nạp quá nhiều vào cơ thể.
Chế độ ăn toàn trái cây có nhiều rủi ro như sau:
Đầu tiên chế độ này có thể gây nên các nguy cơ biến chứng về sức khỏe. Ăn nhiều trái cây làm tăng lượng đường và ảnh hưởng đến độ nhạy của insulin, do đó có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh tiểu đường. Đối với những người bị bệnh tuyến tiền liệt và thận, chế độ ăn này cũng có thể gây nguy hiểm.
Ngoài ra, chế độ này còn gây thiếu hụt dinh dưỡng. Cơ thể chúng ta cần protein và chất béo, hai chất dinh dưỡng đa lượng chính mà chúng ta có thể không nhận được đủ trong chế độ ăn kiêng trái cây.
Ngoài ra, cắt bỏ ngũ cốc khiến cơ thể có nguy cơ thiếu vitamin B, hạn chế sữa và rau có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu canxi và bỏ đi các sản phẩm động vật có thể dẫn đến thiếu vitamin B12. Thiếu những vi chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến các biến chứng như thiếu máu, mệt mỏi, rối loạn miễn dịch và loãng xương,….
Chế độ ăn uống trái cây hiện là một trong những chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt nhất. Ăn trái cây là chủ yếu sẽ mang lại cho chúng ta sự nhàm chán và gây nên việc thèm các loại thực phẩm khác. Để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên chỉ áp dụng chế độ ăn toàn trái cây mà cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác, giúp cơ thể có đủ chất.
4. Cách thực hiện chế độ ăn toàn trái cây
4.1. Các thực phẩm nên ăn
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ 2020 2025 hướng dẫn chế độ ăn uống cho Người Mỹ khuyến cáo nên tiêu thụ nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa và protein mỗi ngày để có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
Các loại rau xanh đậm, lá xanh, các loại rau màu đỏ và cam, các loại đậu (đậu và đậu Hà Lan)…
Trái cây, đặc biệt là loại trái cây nguyên trái. Chế độ ăn kiêng trái cây thường xoay quanh bảy nhóm trái cây sau:
- Trái cây chua: Cam, quýt, dứa.
- Trái cây nhiều axit: Quả mâm xôi, quả sung.
- Trái cây ngọt: Chuối, nho.
- Trái cây nhiều dầu: Bơ, dừa, ô liu.
- Rau củ quả: Cà chua, dưa chuột, bí đỏ.
- Các loại hạt: Quả phỉ, hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó.
- Hạt hướng dương, hạt bí đỏ.
Ngũ cốc, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt.
Các sản phẩm từ sữa hoặc đồ uống từ đậu nành.
Hải sản, thịt nạc và thịt gia cầm, trứng và các sản phẩm từ đậu nành.
Những loại dầu ăn tốt cho sức khỏe.
4.2. Các thực phẩm không nên ăn
Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường bổ sung và natri được khuyến cáo không nên sử dụng khi áp dụng chế độ ăn toàn trái cây bởi chúng sẽ mang đến một số tác dụng phụ không mong muốn đấy.
Một số thực phẩm cần loại bỏ khỏi chế độ này:
- Rượu, bia, các loại đồ uống có cồn
- Mỡ động vật
- Thịt mỡ, dầu ăn có nguồn gốc từ động vật
4.3. Các quy tắc ăn uống và tập luyện
Khi áp dụng chế độ ăn toàn trái cây, cơ thể bạn có thể không có đủ chất và dễ bị mệt mỏi. Do đó, bạn không nên tập các bài tập nặng, khó và đòi hỏi nhiều thể lực. Các bài tập yoga nhẹ nhàng sẽ phù hợp hơn khi áp dụng chế độ ăn này.
Trái cây trước khi ăn cần phải sơ chế sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, vì thường bạn sẽ ăn trái cây mà không nấu chín. Thêm vào đó, hãy luôn bổ sung đủ chất cho cơ thể và chỉ áp dụng chế độ ăn này trong một khoảng thời gian ngắn.
Trên đây là những thông tin về chế độ ăn toàn trái cây mà Thu Hà đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Nguồn: Vinmec.com