1. Trụng bún gạo
-Cách dễ nhất là trụng sơ bún gạo, sau đó thả vào nước lạnh lắc nhẹ cho sợ bún tơi ra.
– Vớt bún và trộn bún với dầu ăn nhằm giúp sợ bún không dính vào nhau cũng như dính vào chảo, giúp chúng không bị nát khi đảo nhiều.
– Không nên để sợi bún quá chín, bún bở, không còn dai ngon.
2. Phèn chua
– Phèn chua có thể dùng để muối chua thực phẩm cũng như giữ độ xanh của rau. Ngoài ra phen chua còn có công dụng giúp sợ bún dai hơn.
– Bạn hòa tan 1 muỗng cà phê phen chua vào 1 lít nước, đun sôi phần nước đã hòa tan phen chua, sau đó để nguội cho nước phèn còn âm ấm là được.
– Ngâm bún vào nước phèn ấm trong 5 phút. Sau đó rửa sạch với nước lạnh và trụng sợ bún như bình thường.
3. Vôi tôi hay vôi ăn trầu
– Vôi giúp giữ độ dẻo, làm mứt trong hơn khi sên mứt. Tương tự, vôi cũng giúp sợi bún dai hơn, không nát khi xào.
– Hòa vôi vào nước, để vôi lắng xuống, lọc lấy phần nước trong bên trên.
– Ngâm bún vào phần nước vôi trong trong 5 phút. Rửa kỹ lại với nước lạnh tránh để mùi vôi bám vào sợ bún.
– Sợi bún đã dai hơn nhiều so với ban đầu, bạn chỉ cần trụng sơ bún trước khi xào, vậy là sợ bún sẽ không bị nát nữa.
Bạn sẽ quan tâm:
Cách xào bún gạo không bị dính
Mong rằng với những mẹo nhỏ trên bạn có thể hoàn thành món bún xào thật hấp dẫn không bị nát. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể làm bún xào với bún ăn liền tại Thu Hà nhanh chóng lại đơn giản hơn rất nhiều so với bún khô đấy.