Trang chủ Đặc sản vùng miền Tổng hợp hơn 20 món ăn ngon và dễ chuẩn bị để chào đón khách trong ngày Tết

Tổng hợp hơn 20 món ăn ngon và dễ chuẩn bị để chào đón khách trong ngày Tết

64 lượt xem

Tết là ngày lễ truyền thống lớn nhất của người dân Việt Nam. Vì vậy, mọi chi tiết liên quan đến Tết đều rất được mọi người chú trọng, nhất là mâm cỗ đầu năm. Tùy theo vùng miền và điều kiện của từng nhà mà mâm cỗ có thể lớn hoặc nhỏ và có những món ăn khác nhau.

Sau đây, Thu Hà xin giới thiệu đến các bạn tổng hợp 20 món ăn đặc sắc từ Bắc đến Nam thể hiện bản sắc ngày Tết Việt Nam.

1. Món ngon ngày Tết miền Bắc có những gì?

1.1. Canh bóng bì lợn

Món canh bóng bì lợn, còn được gọi là canh bóng thập cẩm hoặc canh bóng thả, được kết hợp từ các nguyên liệu chính như bóng bì, giò sống, nấm hương, bông cải xanh,… Tất cả hoàn quyện tạo thành một món canh với nước dùng ngọt thanh, bóng bì dai dai, mềm dẻo, giò sống thơm béo và các loại rau củ thanh mát, vô cùng ngon miệng.

Khác với món canh khổ qua dân dã của miền Nam, món canh đón Tết của miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, thường là món canh bóng bì lợn được chế biến khá cầu kỳ với hương vị phong phú, đậm đà vô cùng. Vào những ngày đầu năm tương đối lạnh và khô hanh, món canh này sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn, ngoài ra, còn có tác dụng bổ huyết, đẹp da nữa đấy!

1.2. Bánh chưng

10-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112080144561703

Bánh chưng là một trong những món bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam và được xem như linh hồn của mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc. Bánh chưng được gói bằng lá dong, phần ruột bánh làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt heo. Bánh khá khó nấu nên để có bánh ngon thì bạn phải khéo tay và có chút kinh nghiệm.

Xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng thể hiện nhiều ý nghĩa sâu sắc khác nhau. Đầu tiên là lòng biết ơn trời đất đã giúp mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu, mang lại cho chúng ta một cuộc sống ấm no.

Thêm vào đó, việc biếu dâng bánh chưng còn thể hiện được lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và ông bà. Hay trong các gói quà Tết, người ta thường đặt một cặp bánh chưng xanh, điều này tượng trưng cho lời chúc may mắn và cầu mong sự sung túc trong năm mới.

1.3. Giò chả

20-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112091134488986

Giò chả là một món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết tại Hà Nội. Có thể nói ẩm thực miền Bắc nói chung và ẩm thực Hà Nội nói riêng vốn cầu kỳ, tinh tế và tỉ mỉ và khi bạn ăn thử một miếng giò chả bạn lại càng cảm nhận rõ hơn điều đó.

Từng miếng chả giò trong mâm cỗ ngày Tết phải thật gọn gàng, xếp đều đến dĩa, màu sắc tươi tắn, đậm đà mùi thịt. Tùy vào sở thích hay phong tục vùng miền mà món ăn chả giò ngày Tết miền Bắc có thể là giò lụa, giò thủ hoặc chả quế.

1.4. Thịt gà luộc

10-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112080145384672

Đi từ Bắc vào Nam, mâm cỗ ngày Tết nào cũng có món gà luộc. Đĩa gà luộc đúng chuẩn có màu vàng ươm, thịt gà mềm thơm, da dai và căng bóng. Cách làm gà luộc rất đa dạng, bạn có thể luộc gà với lá chanh, gừng, tỏi, muối,… Trong mâm cỗ ngày Tết, món gà luộc tượng trưng cho sự an khang và thịnh vượng, mong muốn năm mới được nhiều may mắn và phúc đức.

1.5. Nem rán

20-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112091135182205

Một trong những món ăn nào trong ngày Tết ở miền Bắc được xếp vào danh sách cầu kỳ, kỹ lưỡng nhất là chính là nem rán. Nem được rán cho vàng đều, để cho ráo dầu ăn có cảm giác giòn rụm, hương vị đậm đà từ trong nhân thịt, mộc nhĩ, nấm hương,… Là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ từ Bắc vào Nam.

1.6. Canh măng

20-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112091135402286

Món ăn này không còn xa lạ trong mâm cỗ ngày Tết của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Canh măng được nấu từ măng chua (hoặc măng tươi) với xương, chân giò lợn hoặc cổ, cánh gà… Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt pha lẫn chút chua chua, nhẫn nhẫn của măng và vị ngọt bùi của thịt, xương rất hấp dẫn.

1.7. Xôi gấc

20-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112091138149896

Chắc chắn rồi, xôi là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền vì nó mang sắc đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Nếu như miền Trung có xôi đậu xanh, miền Nam có xôi vò thì miền Bắc đặc trưng sẽ là xôi gấc.

Xôi gấc được làm từ nếp và thịt của quả gấc trộn đều và nấu lên nên mang hương vị tự nhiên không phẩm màu rất tốt cho sức khỏe.

1.8. Chè kho

20-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112091138527030

Trong các món ăn quan trọng trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc, chẳng thể thiếu sắc vàng của món chè kho. Chè được nấu từ đậu xanh, nước cốt dừa và dừa sợi mang lại hương vị ngọt dịu, thanh mát, hòa lẫn với các sợi dừa bùi bùi nhâm nhi thêm ít trà nóng để xua đi cái lạnh những ngày đầu năm ở miền Bắc.

1.9. Thịt đông

20-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112091139144879

Có lẽ, trong các món ăn ngày Tết miền Bắc, thì thịt đông là món khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến ẩm thực của người Hà Nội. Được làm từ thịt lợn, thịt gà hoặc đôi khi là cả chân giò lợn, kế đó mang chúng đi ninh nhừ thật nhừ qua một đêm để trở thành món thịt đông vô cùng hấp dẫn.

Món ăn này sẽ ngon hơn khi ăn kèm với một củ dưa hành trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu năm và là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ người miền Bắc.

2. Món ngon ngày Tết miền Trung ăn gì?

2.1. Thịt heo ngâm mắm

20-mon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202201181040191211

Đã nói về miền Nam và miền Bắc, sau đây, chúng ta sẽ đến với một món ngon không thể thiếu trong mâm cơm Tết miền Trung, món thịt heo ngâm mắm. Không riêng gì Tết, một số gia đình cũng sẽ ăn món này trong bữa cơm hằng ngày bởi hương vị đậm đà, vô cùng cuốn hút và đưa cơm. Bạn cũng có thể dùng thịt heo ngâm mắm để cuốn rau hoặc ăn kèm với xôi, bánh chưng,…

Thịt heo dùng để ngâm mắm thường là thịt ba rọi (ba chỉ), ngâm mắm càng lâu, chất thịt càng săn chắc, dai mềm và thấm đậm hương vị của nước mắm. Điều đặc biệt của món ăn này là cái ngán của phần mỡ trong thịt ba chỉ dường như đã tan hết vào nước mắm, chỉ để lại một độ béo và dai mềm vừa phải, càng ăn càng mê, càng nhai càng nghiện.

2.2. Tôm chua

20-mon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202201181040575061

Tạm gác lại các món ăn từ thịt heo, chúng ta đến với món tôm chua trứ danh của Huế. Nếu có dịp ăn Tết tại đây, bạn hẳn sẽ được nếm thử món ăn này và cũng sẽ mê mệt với hương vị độc đáo ấy.

Cách làm tôm chua cũng không quá phức tạp, chỉ cần làm sạch tôm, rồi ngâm với nước mắm đường đã được đun sôi, để nguội cùng với một số nguyên liệu như riềng, tỏi, ớt,…

Tôm sau khi ngâm và được phơi nắng 5 đến 7 ngày thì có thể ăn được. Lúc này, tôm sẽ chuyển sang màu đỏ, màu sắc tượng trưng cho sự may mắn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được thịt tôm dai mềm mang theo chút chua thanh, mằn mặn, cay cay và ngọt dịu.

Món ăn dân dã này có thể ăn kèm với cơm trắng, các món luộc hoặc để cuốn rau đều vô cùng chuẩn bài. Ai ăn cũng phát mê luôn đấy!

2.3. Bắp bò kho mật mía

20-mon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202201181041414174

Mật mía có nhiều công dụng cho sức khỏe và còn giúp món ăn có màu sắc đẹp mắt hơn, giảm lượng đường nạp vào cơ thể. Món bắp bò kho mật mía có vị cay nồng của gừng, ớt, hương thơm của các loại gia vị cùng thịt bắp bò mềm béo. Món ăn này như hiện diện trong mâm cơm của mọi gia đình vào ngày Tết ở miền Trung.

2.4. Nem chua

20-mon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202201181047551970

Nem chua vừa là món ăn nhâm nhi rất phù hợp, vừa có thể dùng làm quà tặng ngày Tết. Nem chua được làm từ thịt heo, có thêm lá đinh lăng, tỏi, ớt, tiêu khiến hương vị như bùng nổi khi vừa chạm vị. Món ăn này chống ngấy hiệu quả cho những ngày Tết đấy.

2.5. Tré

20-mon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202201181048111735

Nhắc tới món ngon miền Trung ngày Tết thì không thể thiếu món tré. Món ăn này thường được nhiều gia đình miền Trung làm trong mỗi dịp Tết đến. Tré được làm từ phần thịt đầu heo, bì heo, gia vị khiến hương vị rất lạ miệng và thơm nức.

2.6. Củ cải kho thịt heo

20-mon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202201181048385365

Món ăn này khá giống với món thịt kho tàu truyền thống ngày Tết. Tuy nhiên thay vì dùng trứng thì món ăn này sẽ dùng củ cải kho nhừ, thấm vị. Món ăn này ngon khi thịt mềm nhưng không nát, củ cải thì thấm đẫm gia vị nên càng ăn càng ngon.

2.7. Dưa món

20-mon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202201181048554742

Dưa món ắt hẳn là món ăn kèm không thể thiếu vào ngày Tết. Dưa món thường bao gồm củ kiệu, cà rốt, đu đủ,… muối chua lên và ngâm mắm trong 1 tuần để thấm vị. Dưa món ăn cùng bánh chưng, bánh tét hay các món thịt ngâm đều rất đưa vị, càng ăn càng mê.

3. Ngày Tết ăn món gì miền Nam?

3.1. Canh khổ qua

10-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112080142173701

Canh khổ qua là một món ăn quen thuộc với hầu hết các gia đình Việt. Khổ qua có hương vị thanh mát, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thường được nhồi với thịt heo và nấm mèo hoặc đôi khi là chả cá và tiêu. Không chỉ những bữa cơm hằng ngày, canh khổ qua cũng rất được chuộng trong những ngày lễ, đám và cả ngày Tết ở miền Nam.

Trong mâm cơm ngày Tết, canh khổ qua lại mang đến một ý nghĩa đặc biệt. Món ăn gửi gắm mong ước của người nấu và người ăn, cầu cho cái khổ của năm cũ sẽ qua đi, cả gia đình cùng nhau an vui, đón chờ một năm mới thuận lợi, như ý.

3.2. Lạp xưởng

10-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112080143176353

Lạp xưởng được làm bằng cách xay nhuyễn thịt nạc và thịt mỡ heo, trộn thêm rượu và đường rồi nhồi vào ruột heo khô để lên men tự nhiên. Hầu như ở miền nào, lạp xưởng cũng được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là tại miền Nam, mâm cỗ Tết mà thiếu đĩa lạp xưởng thơm ngon thì như thiếu đi chút vị xuân. Đây là một trong những món ăn ngon miền Nam không thể thiếu ngày Tết.

Lạp xưởng là món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa và được du nhập vào nước ta từ rất lâu về trước và rất được dân ta ưa thích. Những vùng miền khác nhau có thể có cách làm lạp xưởng hơi khác biệt mang đến hương vị đặc trưng.

Một số loại lạp xưởng nổi tiếng tại nước ta như lạp xưởng tươi Cần Đước, lạp xưởng tươi Cai Lậy, lạp xưởng hun khói Bắc Kạn,…

Ý nghĩa của lạp xưởng vào ngày Tết nằm ở màu đỏ đẹp mắt mang ý nghĩa may mắn, cát tường. Ngoài ra, nhiều người cho rằng lạp xưởng được xâu lại với nhau nhìn như một xâu tiền bao đỏ nên sẽ mang đến vận may về tài lộc cho người ăn.

3.3. Gỏi cuốn

10-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112080144126147

Gỏi cuốn là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Tùy theo từng vùng miền mà người ta có cách làm gỏi cuốn và cách làm nước chấm ăn kèm khác nhau. Một số loại gỏi cuốn có thể kể đến như gỏi cuốn tôm thịt, gỏi cuốn bò, gỏi cuốn thập cẩm, gỏi cuốn nem chua, gỏi cuốn chay,…

Được xếp vào danh sách những món ăn ngon trong mâm cỗ ngày Tết, gỏi cuốn rất dễ ăn và không hề gây ngán như những món khác. Nguyên nhân là do bên trong một cuốn gỏi chứa rất nhiều rau xanh và hầu như không có dầu mỡ. Vì rất dễ chế biến và vô cùng hấp dẫn nên gỏi cuốn không chỉ xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết mà còn trở thành một món ăn vặt được nhiều người yêu thích.

3.4. Củ kiệu tôm khô

10-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112080144297762

Trong mâm cỗ ngày Tết và mâm cơm hàng ngày, củ kiệu tôm khô được xem như món ăn kèm hoặc món nhắm dùng để đãi khách. Đây là một trong những món đơn giản nhất trong các món ăn Tết. Nguyên liệu chính của món này gồm củ kiệu muối chua ngọt hay củ kiệu ngâm giấm và tôm khô. Cả cách làm củ kiệu muối chua ngọt và cách làm tôm khô đều vô cùng đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều thời gian và công sức của bạn đâu nhé!

Vị ngọt ngọt chua chua của củ kiệu chua ngọt kết hợp vị mặn mặn thơm thơm của tôm khô khiến món này trở thành vũ khí chống ngán các món thịt cá vô cùng hữu hiệu, đặc biệt là trong những ngày Tết. Càng ăn càng nghiền đấy nhé!

3.5. Bánh tét

10-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112080145194748

Trong ngày Tết cổ truyền, miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam có bánh tét. Cũng như bánh chưng, quá trình gói và nấu bánh đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì. Cách làm và nguyên liệu làm bánh sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng nơi và sở thích của từng người. Các loại bánh tét có thể kể đến như bánh tét nhân chuối, bánh tét tam sắc hay ngũ sắc, bánh tét chữ, bánh tét lá cẩm,…

Từ bao đời nay, bánh tét xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết như một biểu tượng của sự an bình và sự sum vầy. Bánh tét có nhân đậu xanh còn thể hiện mong ước an cư lạc nghiệp, hạnh phúc đến với mọi nhà trong một năm mới an lành. Một lưu ý nho nhỏ cho bạn là theo truyền thống, người ta chỉ sử dụng bánh tét chay để dâng lên bàn thờ tổ tiên.

3.6. Gỏi gà xé phay

20-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112091136013351

Gỏi gà xé phay hấp dẫn là một trong những món ăn được nhiều gia đình chế biến khá nhiều vào ngày Tết. Thay vì cứ ăn lặp đi lặp lại những món chiên xào không tốt cho sức khỏe thì hãy thử ngay món gỏi gà xé phay, vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng.

Món ăn là sự kết hợp giữa thịt gà ngọt thịt với các loại rau, ngoài ra còn có nước mắm chua ngọt khiến món ăn thêm phần đậm đà, ngon khó cưỡng. Món ăn có vị mặn, ngọt, chua cay đặc trưng của các món gỏi. Cùng vào bếp và làm ngay món ngon này thôi nào!

3.7. Thịt kho tàu

20-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112091137305578

Thông thường, trong các bữa cơm các gia đình Việt vẫn hay làm món ăn này. Nhưng trong một dịp quan trọng như Tết thì độ ngày 30 là các gia đình đã nô nức đi lựa chọn vài cân thịt heo ngon để kho một nồi thịt kho tàu như một thông lệ truyền thống.

Món thịt kho tàu là sự kết hợp tuyệt vời của thịt heo, trứng và kho bằng nước dừa rất thơm ngon, có thể ăn kèm cùng dưa giá, củ kiệu vào ngày Tết là tuyệt vời.

3.8. Dưa giá

20-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112091137566326

Dưa giá là món dưa muối rất được ưa thích và là món không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Nam. Dưa giá thường được dùng với cơm và món thịt kho tàu trong mấy ngày Tết không bị ngán. Thành phần trong món dưa giá gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể nên cứ đến Tết là nhà nào chuẩn bị một hũ.

3.9. Bánh gai

20-mon-ngon-an-ngon-tu-bac-toi-nam-khong-the-thieu-trong-mam-co-ngay-tet-202112091138339620

Bánh gai là đặc sản truyền thống có từ lâu đời của nhiều làng quê Việt Nam. Món bánh này mang ý nghĩa đặc biệt, chan chứa hồn quê đậm đà, khiến ai đã ăn một lần thì đều nhớ mãi không quên.

Bánh gai miền nam có hai vị nhân ngọt là vị nhân đậu xanh và nhân dừa đường tùy theo sở thích của từng người. Nếp được trộn với lá gai cho ra màu đen huyền vô cùng hấp dẫn. Cắn một miếng bánh mềm và dẻo thơm phức trong miệng mới thấy hết cái tinh túy và thú vị của ẩm thực tết người Việt Nam.

Trên đây là danh sách tổng hợp 20 món ăn ngày tết mà Thu Hà muốn giới thiệu đến bạn. Tùy theo truyền thống gia đình cũng như khẩu vị của cả nhà mà hãy lựa chọn những món thích hợp nhất nhé. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!