Trang chủ Mẹo bếp núc Những lỗi thường mắc khi tiêu thụ cà rốt và cách tránh để bảo vệ sức khỏe

Những lỗi thường mắc khi tiêu thụ cà rốt và cách tránh để bảo vệ sức khỏe

49 lượt xem

1. Gọt hết vỏ bên ngoài

Nhiều người có thói quen gọt hết vỏ cà rốt trong quá trình sơ chế. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin và muối khoáng lại tập trung nhiều nhất ở phần vỏ.

Vì vậy, bạn chỉ nên cạo bỏ một lớp mỏng, không nên gọt hết vỏ để có thể giữ được nhiều nhất hàm lượng dinh dưỡng có trong cà rốt.

2. Ăn quá nhiều

Nhiều người nghĩ cà rốt tốt đối với sức khỏe nên ăn chúng mỗi ngày. Tuy nhiên, việc lạm dụng này có thể gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine trong máu.

Bên cạnh đó, ăn quá nhiều cà rốt sẽ khiến cơ thể tích trữ một lượng lớn carotene hoạt chất tạo nên màu vàng cam cho cà rốt. Vì không thể chuyển hóa hết nên chúng sẽ ứ đọng ở gan gây nên chứng vàng da, khó tiêu, mệt mỏi

sai-lam-can-tranh-khi-an-ca-rot-de-khong-gay-hai-cho-suc-khoe-h2_800x400

Vì vậy, bạn nên ăn cà rốt một lượng vừa phải để không gây hại cho sức khỏe. Các bác sĩ khuyên rằng, người lớn không dùng quá 300g (trẻ em là 150g) cà rốt mỗi tuần.

3. Ăn khi bị táo bón

Cà rốt là một nguyên liệu có công dụng rất hữu hiệu trong việc điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cà rốt mà không uống đủ nước sẽ khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.

sai-lam-can-tranh-khi-an-ca-rot-de-khong-gay-hai-cho-suc-khoe-h3_800x400

Trong cà rốt có chứa hàm lượng chất xơ rất nhiều nhưng lại ở dạng không hòa tan, khi ăn vào cơ thể mà không uống đủ nước chúng sẽ tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.

4. Ăn cà rốt sống và nấu quá kỹ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cà rốt sống không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng bằng cà rốt đã qua chế biến như nhiều người nghĩ.

Do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt sống không thể giải phóng hết các chất bên trong, đặc biệt là vitamin A. Vì vậy, bạn nên ăn cà rốt đã qua chế biến, tốt nhất là nấu với dầu ăn để có thể hấp thu được vitamin A từ loại củ này tốt hơn.

sai-lam-can-tranh-khi-an-ca-rot-de-khong-gay-hai-cho-suc-khoe-h4_800x400

Nhiều bà nội trợ có thói quen hầm cà rốt cho tới khi chúng chín nát. Điều này là hoàn toàn không nên vì trong cà rốt có chứa rất nhiều nitrat. Nếu nấu quá kỹ chúng sẽ nhanh chóng chuyển thành nitrit một chất gây hại đối với sức khỏe. Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

5. Nấu kèm với thủy sản, hải sản có vỏ

Ăn cà rốt nấu cùng với thủy, hải sản có vỏ như tôm, cua có thể dẫn tới ngộ độc. Trong vỏ của các loài này có chứa một lượng lớn asen hóa trị 5, khi kết hợp với vitamin C trong cà rốt sẽ tạo thành asen hóa trị 3 hay còn gọi là thạch tín.

Ai cũng biết thạch tín chứa hàm lượng độc tố cực kỳ cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được nấu cà rốt cùng với thủy, hải sản có vỏ.

sai-lam-can-tranh-khi-an-ca-rot-de-khong-gay-hai-cho-suc-khoe-h5_800x400

6. Cách ăn cà rốt tốt cho sức khỏe:

– Chọn mua những củ cà rốt có màu tươi sáng, cứng chắc, thẳng và trơn láng, có màu cam càng đậm càng chứa nhiều betacarotene.

– Trước khi ăn nên rửa sạch, gọt vỏ và cắt bỏ hai đầu để tránh ngộ độc hoá chất từ thuốc diệt côn trùng còn sót lại trên cà rốt

– Người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g loại củ này một tuần.

Các phân biệt cà rốt Trung Quốc: Cà rốt ta củ nhỏ, đậm màu, tươi mới, thường có cuống, lá. Còn cà rốt Trung Quốc bóng loáng, đều củ, to, không có cuống hay đầu thường bị đen do để lâu.

Trên đây là những sai lầm mà nhiều người thường gặp phải khi ăn cà rốt. Dù là thực phẩm bổ dưỡng nhưng bạn cũng nên ăn chúng đúng cách để không gây hại cho sức khỏe. Giờ thì hãy nhanh chân ghé qua Thu Hà để mua những củ cà rốt tươi ngon về nấu cho cả nhà thôi nào.

Xem thêm: Cách chọn mua và bảo quản cà rốt

Nguồn tham khảo: