1. Làm nguội thức ăn
Sau khi phát hiện thức ăn bị cháy, bạn cần mang món ăn ra khỏi bếp và để nguội hoàn toàn. Nên dùng khăn sạch thấm nước rồi đậy lên trên nắp nồi hoặc chảo. Cách này sẽ giảm được mùi khói và khét bám vào thức ăn. Đồng thời giúp quá trình tái tạo thức ăn bị khét cũng dễ hơn.
2. Xử lý thức ăn bị cháy
Sau khi thức ăn nguội hẳn, bạn sẽ gạt bỏ phần bị cháy ra khỏi thức ăn. Tùy vào mỗi món sẽ có một cách xử lý thích hợp, cụ thể:
– Đối với món chiên, gắp hết thức ăn ra khỏi chảo dầu. Vì dầu nóng khá lâu nên dù bạn tắt bếp nhưng chúng vẫn có khả năng đốt cháy thức ăn của bạn. Sau khi để nguội hãy dùng kéo cắt bỏ phần bị cháy.
– Với món canh hoặc súp thì bạn nên chuyển phần súp không bị cháy qua một chiếc nồi mới. Lưu ý, không được khuấy nồi súp từ dưới đáy lên.
– Đối với món kho thì bạn chỉ cần lấy phần thức ăn ở phía trên (chưa bị khét). Nếu vẫn có mùi khét thì hãy rửa sạch và chế biến lại.
– Với món nước bạn nên dùng kéo cắt bỏ phần bị cháy, tận dụng các phần còn lại.
3. Rửa thức ăn và ướp gia vị
Sau khi loại bỏ những phần cháy, bạn có thể rửa thức ăn dưới vòi nước rồi dùng khăn sạch thấm, lau khô nước và cho thức ăn vào nồi/chảo. Tiếp theo, bạn nêm lại gia vị cho món ăn. Hoặc có thể biến tấu chúng thành những món mới để thưởng thức.
Xem thêm: Món ăn bị nấu hỏng, sử dụng các mẹo này giải cứu ngay
Trên đây là các bước xử lý thức ăn bị cháy đơn giản mà hiệu quả các bà nội trợ không nên bỏ qua. Hãy ghi nhớ mẹo nhỏ này đề phòng khi chẳng may nấu thức ăn bị cháy để kịp thời xử lý nhé!