Để tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn thì nhiều mẹ thường vắt sữa trước và bảo quản để cho bé uống dần. Tuy nhiên nếu bảo quản và rã đông sữa không đúng cách thì sẽ không tốt cho trẻ. Cùng Thu Hà xem ngay cách rã đông sữa mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho con.
1. Cách bảo quản sữa mẹ đúng cách
Sữa mẹ sau khi vắt thì nên được chứa trong bình thủy tinh, bình nhựa hoặc túi đựng sữa chuyên dụng. Bạn lưu ý không nên để sữa đầy túi/bình mà hãy chừa một khoảng trống, vì khi sữa đông lại thì sẽ chiếm diện tích lớn hơn.
Để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh thì bạn chỉ nên cho vào túi/bình đủ lượng sữa cho bé dùng 1 lần mà thôi. Việc rã đông rồi lại cho vào tủ lạnh sẽ không thể đảm bảo chất dinh dưỡng trong sữa.
Sữa mẹ có thể bảo quản trong thời gian 4 giờ ở nhiệt độ phòng (19 – 22 độ C), 48 giờ ở ngăn mát tủ lạnh (khoảng 4 – 6 độ C), 1 tháng ở ngăn đá tủ lạnh và 6 tháng nếu bảo quản ở tủ đông chuyên dụng (-18 đến -20 độ C).
Bên cạnh đó thì sữa mẹ bảo quản càng lâu sẽ càng bị biến đổi mùi vị, giảm kháng thể nên mẹ hãy rút ngắn thời gian bảo quản nhé. Cách tốt nhất là mẹ hãy ghi chú ngày giờ trên bình/túi sữa để tiện ghi nhớ và sử dụng.
2. Cách rã đông sữa mẹ đúng cách
2.1. Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh
Đối với sữa đang được bảo quản trong ngăn đá thì mẹ nên mang xuống ngăn mát để rã đông 1 ngày trước khi sử dụng. Hoặc nếu gấp thì mẹ có thể ngâm sữa trong một chậu nước đá để rã đông.
Sau khi sữa đã đã chuyển sang dạng lỏng hoàn toàn thì mẹ hãy nhẹ nhàng lắc để lớp váng sữa nhiều chất béo và phần nước sữa trong được hòa đều với nhau. Tiếp đến mẹ hãy thay nước nóng để hâm nóng sữa cho bé.
Kh rã đông bằng cách chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát thì sẽ có một lớp váng mỏng nổi trên túi/bình sữa. Đây chính là lớp chất béo trong sữa mẹ vì vậy chỉ cần lắc nhẹ là nó sẽ hòa tan với sữa.
2.2. Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Đối với sữa đang được bảo quản trong ngăn mát thì mẹ chỉ cần lấy ra và ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ cho đến khi sữa đủ ấm cho con uống. Không nên ngâm trong nước quá nóng vì những vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ sẽ mất đi.
3. Những lưu ý khi rã đông sữa mẹ
Dưới đây là một vài lưu ý các mẹ nên biết khi rã đông sữa:
- Không nên rã đông sữa đông lạnh ở nhiệt độ phòng: Việc rã đông bằng nhiệt độ phòng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào sữa. Vì vậy mẹ nên rã đông trong ngăn mát tủ lạnh nhé.
- Không nên đun hay rã đông sữa bằng lò vi sóng: Sóng điện từ và nhiệt độ cao sẽ phá hủy vitamin cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác trong sữa. Và cách làm này cũng khiến bạn khó kiểm soát được nhiệt độ của sữa, dễ làm bỏng trẻ.
- Không lắc bình sữa rã đông hay thay đổi nhiệt độ đột ngột: Việc này sẽ khiến các kháng thể, protein trong sữa mẹ mất đi tính năng vốn có, ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của sữa.
- Thời gian bảo quản: Sau khi rã đông thì sữa mẹ chỉ có thể bảo quản tối đa 4 giờ ở nhiệt độ phòng và 24 giờ ở ngăn mát tủ lạnh. Sữa đã được rã đông và hâm nóng thì mẹ nên cho bé dùng trong vòng 2 giờ, còn nếu trẻ chưa dùng ngay thì chỉ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 24h. Tuyệt đối không pha lẫn sữa thừa và sữa mới.
- Hương vị sữa thay đổi: Sữa tan đá đôi khi sẽ có mùi và vị chua từ enzyme lipase trong sữa. Hầu hết các bé vẫn uống bình thường nhưng vẫn có một số bé nhạy cảm với mùi vị. Lúc này mẹ có thể đun sửa ở lửa nhỏ, đến khi nổi bong bóng thì tắt bếp và cho bé dùng.
Trên đây là cách rã đông sữa đúng, để đảm bảo dinh dưỡng cho con mà Thu Hà muốn cung cấp cho bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.