Chế độ ăn không có gluten là một chế độ ăn lành mạnh với nhiều mục đích có lợi cho sức khỏe. Vậy trước tiên hãy cùng Thu Hà tìm hiểu về gluten nhé!
1. Gluten là gì?
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, gluten là một loại protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và tiểu hắc mạch (lúa mạch đen) hoặc các chất phụ gia có trong kem, đồ hộp. Với ai mắc bệnh lý hoặc nhạy cảm khi sử dụng có thể khiến những vấn đề sức khỏe trở nên nghiêm trọng.
Vì vậy việc hiểu rõ thành phần trong từng loại sản phẩm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cũng như nhu cầu dinh dưỡng.
2. Mục đích của chế độ ăn không gluten
Chế độ ăn không có gluten là điều rất quan trọng nhằm kiểm soát các dấu hiệu của tình trạng bệnh lý liên quan tới gluten.
Bên cạnh đó, chế độ ăn không gluten còn giúp tăng cường sức khỏe, nạp năng lượng và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên những lợi ích này vẫn đang được nghiên cứu thêm để đưa ra kết quả chính xác. Sau đây là những bệnh lý cần phải thực hiện chế độ ăn không có gluten:
- Bệnh celiac: Đây là một bệnh dị ứng, rối loạn tự miễn khi gluten tấn công vào các hoạt động miễn dịch và gây thương tổn ở ruột non. Dần dần sẽ dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể, cản trở việc hấp thu từ thức ăn.
- Nhạy cảm với gluten: Sẽ gây ra những dấu hiệu như đau bụng, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, chứng sương mù não, nổi mẩn và đau đầu.
- Dị ứng lúa mì: Tương tự như dị ứng thức ăn thông thường, hệ miễn dịch cơ thể nhận nhầm gluten protein trong lúa mì là tác nhân gây bệnh nên sẽ tạo kháng thể nhằm chống loại các protein đó gây khó thở tắc nghẽn ở lồng ngực, sung huyết và những triệu chứng khác.
- Thất điều gluten: Đây cũng là một rối loạn tự miễn tác động đến vài mô thần kinh nhất định có thể gây ra các vấn đề như cử động ngoại ý và mất kiểm soát cơ.
3. Các thực phẩm thường chứa gluten cần phải tránh
Để tránh được những sản phẩm có chứa gluten, bạn cần đọc rõ bảng thành phần được in trên bao bì. Bạn nên lưu ý tránh những thực phẩm sau (trừ khi trên nhãn khẳng định không chứa gluten hoặc được sản xuất từ gạo, ngô, đậu nành, ngũ cốc khác không chứa gluten):
- Các loại bia
- Bánh mì
- Bánh mì không men
- Lúa mì bulgur (tấm lúa mì)
- Các loại bánh ngọt, bánh quy và bánh mặn
- Các loại kẹo
- Ngũ cốc tổng hợp
- Bánh thánh (communion wafer)
- Bánh nướng giòn (crouton)
- Khoai tây chiên
- Nước sốt các loại
- Các loại thịt, hải sản chay
- Các sản phẩm từ mạch nha
- Pasta
- Đồ ăn vặt
4. Các thực phẩm nên ăn trong chế độ không gluten
Theo trang Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, những thực phẩm không chứa gluten mà bạn có thể sử dụng như:
- Rau xanh
- Trái cây
- Các loại đậu hạt, mầm (tự nhiên chưa qua xử lý)
- Trứng
- Thịt nạc tươi, cá, thịt gia cầm (chưa qua chế biến)
- Phần lớn các sản phẩm sữa ít béo
Bên cạnh đó cũng có những loại ngũ cốc và tinh bột mà bạn có thể dùng trong chế độ ăn không gluten như:
- Hạt rau dền
- Các loại bột gạo, đậu nành, khoai tây, ngô, đậu xanh không chứa
- Bánh ngô
- Củ sắn
- Kiều mạch
- Ngô (bao gồm ngô tấm và cháo ngô không chứa gluten)
- Cây lanh
- Hạt kê
- Diêm mạch
- Gạo (cả gạo hoang)
- Cao lương
Thu Hà mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về gluten và thế nào là chế độ ăn không có gluten. Chúc bạn có thật nhiều sức khoẻ!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec