Rằm tháng 7 là một dịp lễ Tết rất đặc biệt của người Việt nhằm để con cháu được tri ân, báo hiếu với cha mẹ, tổ tiên. Vậy chúng ta nên làm cỗ chay hay mặn cho dịp cúng Rằm tháng 7 này đây? Cùng Thu Hà tìm hiểu nhé!
1. Nên cúng Rằm tháng 7 cỗ chay hay mặn?
Có nhiều quan niệm cho rằng, Rằm tháng 7, hay còn được gọi là lễ Vu lan hoặc xá tội vong nhân đều là các quan niệm tín ngưỡng thuộc Phật giáo và vì thế mà nên làm mâm cỗ chay, còn mâm cúng thần linh, mâm cúng tổ tiên thì có thể chuẩn bị mâm cỗ mặn hay chay tùy ý.
Tuy nhiên, theo đại đức Thích Minh Quang, trụ trì tại chùa Địa Tạng Phi Lai ở tỉnh Hà Nam, việc làm cỗ chay hay mặn không phụ thuộc vào dịp lễ cúng mà nên tùy vào phong tục, tập quán cũng như hoàn cảnh của mỗi gia đình, mỗi địa phương và quan trọng nhất chính là sự thành tâm, thanh tịnh của mỗi người khi chuẩn bị cũng như dâng lễ vật cúng.
2. Cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7
2.1. Mâm chay cúng Phật
Với tín ngưỡng Phật giáo, Rằm tháng 7 hay lễ Vu Lan là một đại lễ rất quan trọng và có nguồn gốc từ tích đức Kiền Liên hy sinh thân mình cứu mẹ. Đối với dịp lễ này, bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hay một mâm ngũ quả để dâng lên bàn thờ Phật, sau đó mâm cúng này thường sẽ được các gia đình thụ lộc ở ngay nhà của mình luôn.
2.2. Mâm mặn cúng gia tiên
Thông thường, nhiều gia đình sẽ làm các mâm cỗ mặn để cúng thần linh, gia tiên. Đương nhiên, mâm cúng này cần phải được chuẩn bị sao cho thật đầy đủ, tươm tất và đầy đủ dinh dưỡng, ngoài ra bạn cũng nên cúng thêm vàng mã và quần áo, giày dép giấy để cầu nguyện cho các thành viên ở cõi m sẽ có một cuộc sống đầy đủ, sung túc.
2.3. Mâm chay cúng chúng sinh
Cúng chúng sinh còn được gọi là cúng ngoài trời, cúng cô hồn và sẽ hay thực hiện vào chiều tối ngày 14 hoặc 15/7. Với mục đích bố thí cho những cô hồn không nơi nương tựa, bạn nên chuẩn bị các lễ vật như: muối và gạo; cháo trắng nấu loãng; trái cây; đường thẻ; các loại bánh, kẹo, bỏng ngô; quần áo chúng sinh; tiền trần; ly nước nhỏ; nhang, nến,…
3. Gợi ý một số món ăn đơn giản để cúng Rằm tháng 7
3.1. Món chay cúng Rằm tháng 7
Xôi gấc
Không thể không nhắc đến xôi gấc khi nói về các món ăn trong mâm cỗ chay dịp Rằm tháng 7. Bên cạnh việc có cách chế biến đơn giản, xôi gấc còn là một món ăn truyền thống rất dễ ăn bởi hương vị dẻo mềm, ngọt dịu, đặc biệt khi ăn xôi cùng với đường hay đậu phộng rang thì độ hấp dẫn của món ăn sẽ càng tăng lên gấp nhiều lần nữa.
Miến xào chay
Chỉ với khoảng 20 – 30 phút chế biến, bạn sẽ có thể chuẩn bị xong được một món miến xào chay thập cẩm vô cùng thơm ngon, có sự kết hợp giữa vị giòn ngọt của rau củ, sự mềm dai của sợi miến và cả một chút mặn mặn, đậm đà của nước tương ăn kèm, từ đó khiến cho mọi thành viên trong gia đình cảm thấy thích thú và ăn mãi không ngừng được.
Chả giò chay
Thay vì làm các món chả giò tôm thịt thông thường, bạn có thể chế biến những món chả giò phù hợp với mâm cỗ chay hơn như chả giò bắp non, chả giò khoai lang, chả giò đậu xanh,… Với sự đậm đà vừa đủ của phần nhân và lớp vỏ ngoài giòn tan khó cưỡng, đây chắc chắn sẽ là một trong những món hết nhanh nhất mâm cỗ của nhà bạn đấy!
Canh đậu hũ non
Với hương vị thanh đạm, đậm đà mà lại rất dễ ăn, canh đậu hũ non được nhiều gia đình yêu thích để đưa vào mâm cỗ chay dịp Rằm tháng 7 bởi có cách làm tương đối đơn giản, nhanh chóng, đặc biệt đây cũng là món canh rất tốt cho sức khỏe và sẽ giúp bạn được giải nhiệt từ ở bên trong cơ thể.
Chè trôi nước
Để tăng thêm màu sắc và hương vị ngọt ngào cho mâm cỗ chay của nhà mình, bạn có thể bổ sung thêm các món chè để cúng cho dịp Rằm tháng 7. Trong số đó, bạn có thể cân nhắc món chè trôi nước ngũ sắc đầy hấp dẫn vì bên cạnh sự bắt mắt, kích thích thị giác thì đây còn là một món chè rất dễ ăn, ngon lành và được nhiều người yêu thích.
3.2. Món mặn cúng Rằm tháng 7
Gà luộc
Là một món ăn rất quen thuộc trong nhiều mâm cỗ mặn dịp Rằm tháng 7, món gà luộc này vừa có cách làm đơn giản, dễ chế biến, vừa có vẻ ngoài vàng óng ánh cùng hương vị dai ngọt hấp dẫn, đặc biệt khi ăn cùng nước chấm chua ngọt nữa thì món ăn sẽ càng trở nên ngon lành và kích thích vị giác hơn.
Giò lụa
Cũng là một món ăn vô cùng quen thuộc với nền ẩm thực Việt Nam, món giò lụa được chế biến từ thịt đùi heo và bổ sung thêm mỡ heo, từ đó tạo nên độ dai, ngọt, mềm cũng như rất dễ ăn cùng nhiều món ăn khác. Ngoài ra khi ăn giò lụa, bạn đừng quên dùng chung giò với nước mắm để tăng thêm hương vị và độ hấp dẫn cho món ăn nhé!
Chả giò
Khác với món chả giò chay ở mâm cỗ trên, bạn có thể thay đổi phần nhân chả giò một chút và chế biến thành các món như chả giò tôm thịt, chả giò hải sản,… Với phần vỏ ngoài giòn tan, phần nhân thịt đậm đà, đầy đủ dinh dưỡng, bạn nên cẩn thận vì độ đưa miệng của món ăn này sẽ khiến nồi cơm của nhà bạn mau hết lắm đấy!
Miến măng gà
Miến măng gà cũng là một trong những món ăn hấp dẫn mà bạn nên cân nhắc để cho vào mâm cỗ mặn của gia đình mình. Bởi với hình thức đẹp mắt, sợi miến dai mềm, thịt gà tươi ngọt cùng nước dùng đậm đà, ấm nóng, món ăn này không chỉ ngon lành, cuốn miệng mà còn vô cùng dinh dưỡng nữa đó!
Canh khoai hầm xương
Không chỉ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, carbohydrate và chất xơ, món canh khoai hầm xương này là sự kết hợp hoàn hảo giữa độ béo bùi của khoai, mùi thơm ấm nóng từ tiêu, hành lá với hương vị đậm đà, ngọt thanh của thịt xương và nước dùng, từ đó khiến bạn chỉ cần nếm thử một lần là sẽ nhớ mãi không quên.
Trên đây là các thông tin xoay quanh việc làm cỗ chay hoặc cỗ mặn cho dịp cúng Rằm tháng 7. Hy vọng với bài viết này của Thu Hà, bạn sẽ có thể chuẩn bị một mâm cỗ thật thích hợp, đầy đủ để giúp cho dịp lễ Tết này thêm phần ý nghĩa, đáng nhớ hơn nhé!