1. Tác hại của độc chì
Không giống như các kim loại khác, chì không có một phản ứng sinh hóa nào trong cơ thể, ngưỡng an toàn của chì đối với cơ thể gần như bằng 0. Chì chỉ đem lại tác hại cho cơ thể con người dù chỉ với lượng nhỏ nhất.
Chì đi vào cơ thể con người thường chiếm chỗ các kim loại khác, gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, khiến các cơ quan trong cơ thể không còn hoạt động bình thường.
– Chì chiếm chỗ của Canxi trong xương làm cho hệ xương không còn chắc khỏe thậm chí bị hủy hoại.
– Chì chiếm chỗ của Canxi trong các phản ứng truyền xung điện trong não, gây mất trí nhớ, suy nghĩ kém.
– Chì chiếm chỗ Canxi và trong các Protein làm cho Protein không hoạt động, gây tụt huyết áp ở người lớn tuổi, vô sinh đối với nam giới, còi cọc ở trẻ em.
– Chì cũng đuổi sắt ra khỏi cơ thể gây chứng thiếu máu.
– Đối với phụ nữ mang thai, chì còn khiến thai nhi không phát triển bình thường, sinh non, thậm chí dị tật.
2. Cách nhận biết rau muống nhiễm độc chì
Quan sát bên ngoài rau muống: Rau muống nhiễm chì có thân to, giòn, lá có màu xanh đen, cứng hơn so với rau muống sạch.
Nếm mùi vị: Rau muống nhiễm chì vị chát, không ngọt như rau muống sạch, mùi hơi hắc.
Nhận biết khi đã qua chế biến: Rau muống nhiễm chì khi rửa sẽ có nhiều bong bóng nổi lên. Khi luộc rau muống, nếu nước luộc có màu xanh nhạt nhưng sau khi để nguội nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen, có kết tủa đen, thì đó là rau muống đã bị nhiễm độc chì.
Xem thêm: Cách khử độc trong rau củ
Khi mua rau muống, bạn nên lưu ý chọn thật kỹ, còn nếu sau khi chế biến bạn mới phát hiện rau muống bị nhiễm độc chì, thì hãy nhanh chóng loại bỏ để đảm bảo sức khỏe gia đình bạn nhé!
Nguồn tham khảo: danviet.vn