Trang chủ Dinh dưỡng Chế độ ăn uống loại trừ: Định nghĩa, Ưu điểm và Cách thực hiện hiệu quả

Chế độ ăn uống loại trừ: Định nghĩa, Ưu điểm và Cách thực hiện hiệu quả

43 lượt xem

Chế độ ăn loại trừ là phương pháp loại bỏ một hay một nhóm thực phẩm mà cơ thể không dung nạp được, giúp bạn khám phá rằng bạn bất dung nạp với những loại thực phẩm nào. Cùng Thu Hà tìm hiểu về chế độ ăn loại trừ ngay sau đây.

1. Chế độ ăn uống loại trừ là gì?

Chế độ ăn uống loại trừ hay Elimination Diet là phương pháp loại bỏ một hoặc một nhóm thực phẩm nhất định, có thể gây ra một số phản ứng tiêu hóa hoặc dị ứng cho cơ thể. Sau khi loại bỏ được một thời gian, bạn sẽ tiêu thụ lại những thực phẩm đó xem chúng có thật sự gây ra là nguyên nhân gây dị ứng cho bạn không.

Mục tiêu chính của chế độ ăn uống này là xác định những loại thực phẩm mà cơ thể không dung nạp được hay loại thực phẩm nào gây ra một số vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên có sự hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng khi thực hiện chế độ ăn này.

2. 6 lợi ích của chế độ ăn uống loại trừ

2.1. Phát hiện ra những thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể

che-do-an-uong-loai-tru-la-gi-loi-ich-va-cach-thuc-hien-dung-cach-202206060743499367

Một số người không biết mình bị dị ứng với các loại thực phẩm nào nên khó có thể điều trị. Phương pháp này sẽ giúp bạn xác định được những thực phẩm khiến bạn bị dị ứng và giúp bạn điều trị dị ứng nhanh chóng, hiệu quả hơn.

2.2. Giúp giảm triệu chứng ruột kích thích

che-do-an-uong-loai-tru-la-gi-loi-ich-va-cach-thuc-hien-dung-cach-202206060743586352

Khi áp dụng chế độ ăn loại trừ, số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột tăng lên đáng kể, nên sẽ giúp cải thiện những triệu chứng của các bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích.

2.3. Hỗ trợ giảm triệu chứng ruột bị rò

che-do-an-uong-loai-tru-la-gi-loi-ich-va-cach-thuc-hien-dung-cach-202206060744067220

Ruột bị rò có thể là nguyên nhân của dị ứng, các bệnh viêm nhiễm và gây ra các chứng rối loạn hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Khi áp dụng chế độ ăn loại trừ, bạn sẽ có thể cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột bị rò.

2.4. Hỗ trợ giảm triệu chứng mẩn đỏ, phát ban, nổi mụn

che-do-an-uong-loai-tru-la-gi-loi-ich-va-cach-thuc-hien-dung-cach-202206060744145119

Một số vấn đề trên da như nổi mẩn đỏ, mụn trứng cá, ngứa ngáy, chàm,… đều liên quan đến dị ứng thức ăn không được chẩn đoán. Chế độ ăn loại trừ sẽ giúp bạn phát hiện ra các loại thực phẩm gây dị ứng và cải thiện tình trạng này.

2.5. Ngăn ngừa, điều trị tự kỷ, tăng động giảm chú ý

che-do-an-uong-loai-tru-la-gi-loi-ich-va-cach-thuc-hien-dung-cach-202206060744227473

Các thực phẩm gây dị ứng như gluten và sữa tiệt trùng có thể làm tăng nguy cơ mắc cũng như phát triển bệnh tự kỷ và tăng động giảm chú ý. Protein trong các loại thực phẩm này có thể gây rò rỉ ruột, tái tuần hoàn trong máu rồi kích hoạt viêm.

2.6. Giảm đau nửa đầu

che-do-an-uong-loai-tru-la-gi-loi-ich-va-cach-thuc-hien-dung-cach-202206060744347584

Chế độ ăn loại trừ cũng là một chiến lược trị liệu hiệu quả cho các bệnh nhân bị đau nửa đầu thường xuyên, do các loại thực phẩm gây dị ứng, khó chịu đã bị loại bỏ.

3. Cách thực hiện chế độ ăn uống loại trừ

Hầu hết các chế độ ăn loại trừ kéo dài từ 3-6 tuần và cơ thể phải mất 3-4 tuần sau khi ngừng tiêu thụ thì mới xác định loại thực phẩm đó có gây ra các kháng thể chống lại chúng trong cơ thể hay không. Bạn có thể thực hiện chế độ ăn uống loại trừ theo các bước sau:

3.1. Bước 1: Xác định nhóm thực phẩm cần loại trừ

Bạn cần xác định nhóm thực phẩm mà bạn cho rằng cơ thể không dung nạp được. Bạn có thể dựa vào trải nghiệm trước đó của bản thân và danh sách các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho cơ thể.

che-do-an-uong-loai-tru-la-gi-loi-ich-va-cach-thuc-hien-dung-cach-202206060745025753

3.2. Bước 2: Loại bỏ nhóm thực phẩm cần loại trừ

Sau đó, bạn sẽ loại bỏ các thực phẩm đã xác định trong thời gian từ 3-6 tuần. Bạn hãy đọc bảng thành phần của các loại thực phẩm và bảo đảm không tiêu thụ các thực phẩm có thành phần mà bạn đang muốn loại trừ.

che-do-an-uong-loai-tru-la-gi-loi-ich-va-cach-thuc-hien-dung-cach-202206060745208625

Tiếp theo, bạn quan sát và ghi nhận sự thay đổi của cơ thể khi thực hiện chế độ ăn này. Bên cạnh đó, hãy sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

3.3. Bước 3: Xác định thực phẩm gây dị ứng

Sau 3-6 tuần, bạn từ từ bổ sung một lượng nhỏ từng loại thực phẩm đã loại trừ vào chế độ ăn uống thường ngày của mình với một lượng nhỏ (1 loại/tuần) và quan sát biểu hiện của cơ thể. Nếu không có biểu hiện gì về thể chất lẫn tinh thần thì đây không phải là nhóm thực phẩm khiến bạn dị ứng.

che-do-an-uong-loai-tru-la-gi-loi-ich-va-cach-thuc-hien-dung-cach-202206060745305226

Điều quan trọng nhất của chế độ ăn này là bạn phải đảm bảo cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể khi loại bỏ nhóm thực phẩm này khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, bạn nên kiên nhẫn khám phá vì cơ thể chúng ta ngày càng phát triển nên có thể kết quả trong quá khứ không còn đúng với hiện tại.

Trên đây là chia sẻ của Thu Hà về chế độ ăn loại trừ cũng như lợi ích và cách thực hiện chúng. Hy vọng bài viết này bổ ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi.

Nguồn: Tạp Chí Sức Khỏe +