Trang chủ Dinh dưỡng Chế độ ăn thô là gì? Có công dụng gì với sức khỏe?

Chế độ ăn thô là gì? Có công dụng gì với sức khỏe?

110 lượt xem

Chế độ ăn có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với cân nặng, sức khỏe của mỗi người. Hiện nay, có rất nhiều chế độ ăn kiêng với nhiều cách thức khác nhau để phù hợp với nhu cầu mỗi người. Hãy cùng Thu Hà tìm hiểu về chế độ ăn kiêng thô là gì? Có công dụng gì với sức khỏe trong bài viết này nhé!

Tham khảo thêm video về chế độ ăn kiêng thô là gì? Có công dụng gì với sức khỏe:

che-do-an-tho-la-gi-co-cong-dung-gi-voi-suc-khoe-202203200820333660

1. Chế độ ăn thô là gì?

Chế độ ăn thô hay còn gọi là Raw food diet. Đây là chế độ ăn uống sử dụng thực phẩm tươi sống là chủ yếu. Đặc biệt các thực phẩm này không dùng nhiệt độ cao để đun nấu, cũng không trải qua các công đoạn tinh chế, thanh trùng hay xử lý.

Chế độ ăn thô này rất lành mạnh được khuyến khích sử dụng bởi nó giữ được hàm lượng các enzyme tự nhiên cùng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm khi không bị nấu chín.

che-do-an-tho-la-gi-co-cong-dung-gi-voi-suc-khoe-202201202329350400

Chế độ ăn này như một biện pháp hỗ trợ quá trình giảm cân, cải thiện sức khỏe và bảo vệ môi trường.

Tương tự như chế độ ăn thuần chay, chế độ ăn thô thường sử dụng các loại thực vật bao gồm trái cây, rau xanh, các loại hạt. Tuy nhiên, bạn sẽ không phải kiêng tuyệt đối các sản phẩm từ động vật mà có thể bổ sung trứng sống và sữa theo nhu cầu, thậm chí là cả cá hồi và thịt sống.

2. Công dụng của chế độ ăn thô với sức khỏe

Việc nạp calo chủ yếu từ các thực phẩm chưa qua chế biến như rau củ, trái cây giúp bạn hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng có lợi, hạn chế sử dụng đồ ngọt, đồ ăn vặt, hỗ trợ quá trình giảm cân của bạn hiệu quả hơn. Theo chuyên trang nổi tiếng về sức khỏe Healthline của Mỹ cho biết việc ăn nhiều rau và trái cây mang lại hiệu quả kiểm soát huyết áp tuyệt vời.

Những thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật giúp bạn hạn chế hấp thu cholesterol, natri, ổn định đường huyết. Từ đó, giảm được nguy cơ đột quỵ, suy tim, loãng xương, ung thư dạ dày và bệnh thận.

che-do-an-tho-la-gi-co-cong-dung-gi-voi-suc-khoe-202201202329580747

Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm thô, ít sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản cũng góp phần phòng chống tăng huyết áp, ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường, mang lại cho bạn một sức khỏe tốt hơn.

Các loại vitamin, khoáng chất tốt từ rau củ, trái cây… cũng mang đến cho bạn một làn da tươi tắn, căng mịn hơn.

3. Các thực phẩm nên và không nên ăn trong chế độ ăn thô

Chế độ ăn thô sẽ bao gồm 2 nhóm thực phẩm mà bạn cần đặc biệt lưu ý:

3.1. Các nhóm thực phẩm nên ăn

che-do-an-tho-la-gi-co-cong-dung-gi-voi-suc-khoe-202201202331203451

  • Ngũ cốc thô: Gạo lứt, bắp (ngô), yến mạch,…
  • Các loại đậu: Đậu xanh, đậu lăng, đậu phộng,…
  • Rau xanh: Bông cải xanh, cải bó xôi,…
  • Trái cây: Cam, kiwi, bơ…
  • Các loại hạt: Hạt óc chó, hạt hạnh nhân,…
  • Các loại nấm: Nấm mỡ, nấm hương, nấm kim châm,…
  • Dầu thực vật: Dầu oliu, dầu đậu nành…
  • Thịt cá sống
  • Sữa: Sữa hạt, sữa chua
  • Trứng

3.2. Các nhóm thực phẩm cần tránh

che-do-an-tho-la-gi-co-cong-dung-gi-voi-suc-khoe-202201202332061813

  • Trái cây, rau củ, ngũ cốc nấu chín
  • Chất béo chuyển hóa: Dầu bắp, dầu cọ, thức ăn rán ngập dầu,…
  • Thực phẩm từ động vật đã qua chế biến: Thịt xông khói, xúc xích,…
  • Đồ ăn nhanh: Khoai tây chiên, burger, bánh mì kẹp xúc xích, gà rán…
  • Đường bổ sung và đồ ngọt: Đường, soda, nước trái cây, bánh ngọt, bánh quy, kẹo, trà ngọt, ngũ cốc có đường…
  • Ngũ cốc tinh chế: Gạo trắng, mì ống trắng, bánh mì trắng,……
  • Thực phẩm tiện lợi, đóng gói sẵn: Khoai tây chiên, bánh quy giòn, thanh ngũ cốc, thực phẩm chế biến sẵn và được đông lạnh…

4. Gợi ý thực đơn trong chế độ ăn thô

Nếu bạn vừa mới bắt đầu chế độ ăn thô và còn đang bối rối trong việc xây dựng thực đơn. Hãy tham khảo một số món ăn dưới đây:

4.1. Bữa sáng

  • Granola phiên bản thô với các loại hạt hay ngũ cốc chưa qua chế biến như hạt óc chó, hạt chia, yến mạch… kết hợp cùng các loại trái cây. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại nước trái cây, sữa hạt để dễ tiêu hóa hơn.
  • Các loại trái cây
  • Bí đỏ, hạt chia, các loại hạt cùng nước cốt dừa

che-do-an-tho-la-gi-co-cong-dung-gi-voi-suc-khoe-202201202333193841

4.2. Ăn nhẹ

  • Sinh tố xanh kết hợp giữa trái cây và các loại rau xanh ra.
  • Trái cây chín hoặc trái cây sấy
  • Nước ép trái cây

4.3. Bữa trưa và tối

  • Salad với rau củ tươi, trái cây và các loại hạt
  • Cuốn rau củ với bánh tráng, rau xanh và đậu phụ. Phần sốt chấm bạn có thể kết hợp từ mật ong, chanh, tỏi, muối hồng.

5. Một số lưu ý trong chế độ ăn thô

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chế độ ăn thô có thể không gây hại về ngắn hạn. Tuy nhiên nếu áp dụng trong dài hạn, cơ thể sẽ thiếu hụt calo, vitamin, khoáng chất, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

che-do-an-tho-la-gi-co-cong-dung-gi-voi-suc-khoe-202201202334108515

Bên cạnh đó, những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu và người mắc các bệnh mạn tính không nên áp dụng chế độ ăn thô bởi đồ ăn tươi sống có thể sẽ không đảm bảo chất lượng.

Trong quá trình áp dụng chế độ ăn thô, nếu bạn thấy có vấn đề về sức khỏe bất thường thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và tư vấn kịp thời nhé!

Bạn cần ăn đa dạng các loại trái cây, rau củ cũng như kết hợp hợp lý giữa thực phẩm sống và chín để duy trì đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin tìm hiểu về chế độ ăn thô cũng như các công dụng về sức khỏe mà Thu Hà gửi đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn nhé!

Nguồn: Trang elle.vn