Ngày nay có rất nhiều chế độ ăn kiêng với nhiều cách thức để phù hợp với nhu cầu mỗi người. Hãy cùng Thu Hà tìm hiểu về chế độ ăn kiêng Pritikin là gì? Nên ăn gì và kiêng gì? trong bài viết này nhé!
1. Chế độ ăn kiêng Pritikin là gì?
Chế độ ăn kiêng Pritikin xuất hiện và phát triển vào năm 1970 bởi Nathan Pritikin với mục tiêu hướng đến lối sống lành mạnh, từ đó hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe cho hệ tim mạch.
Chế độ ăn kiêng này tập trung chủ yếu vào những thực phẩm chưa qua chế biến, ít chất béo và nhiều chất xơ, cùng với việc kết hợp tập thể dục, thể thao hàng ngày và duy trì một tinh thần sảng khoái, thoải mái.
2. Các thực phẩm nên và không nên ăn trong chế độ Pritikin
2.1. Các thực phẩm nên ăn
Như đã đề cập ở trên, chế độ Pritikin chủ yếu sử dụng các thực phẩm chưa qua chế biến, ít béo và nhiều chất xơ, vì thế các thực phẩm nên ăn trong chế độ này là:
- Trái cây và rau củ, bạn nên ăn 4 – 5 phần mỗi ngày, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại rau củ chứa tinh bột như khoai tây, khoai lang,… protein từ thịt nạc, các thực phẩm giàu canxi tốt và ít chất béo như sữa chua không đường, sữa tươi không đường, sữa chua hy lạp,…
- Tinh bột sẽ lấy chủ yếu từ các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch, hạt diêm mạch, bánh mì nguyên cám, mì ống nguyên cám,… và khoai lang, khoai tây, các loại đậu,…
- Các chế phẩm từ sữa như sữa chua không đường, sữa tươi không đường, sữa tách béo, sữa đậu nành,… nên dùng 2 khẩu phần cho 1 ngày.
- Protein chỉ nên ăn 1 khẩu phần trong 1 ngày, được lấy chủ yếu từ gà, thịt nạc đỏ không có mỡ và cá như cá hồi, cá thu, cá mòi,…
- Bên cạnh đó, bạn còn có thể nạp protein từ trứng với khẩu phần ăn tối đa 2 khẩu phần cho 1 ngày.
- Đồ uống tốt nhất nên uống nước lọc, hoặc các loại nước không đường như trà xanh, trà thảo mộc,…
2.2. Các thực phẩm không nên ăn
Hạn chế tuyệt đối các thực phẩm có chứa nhiều dầu, đường tinh chế và ngũ cốc đã qua chế biến, pha trộn các nguyên liệu khác.
- Các loại mỡ béo từ động vật và dầu ăn.
- Các sản phẩm đã qua chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,… và các loại đồ ăn nhanh.
- Đồng thời cũng hạn chế sử dụng các loại sữa nhiều chất béo, nhiều đường.
3. Ưu – nhược điểm của chế độ ăn kiêng Pritikin
Theo thông tin đăng tải trên trang Vinmec.com, chế độ ăn kiêng Leptin có những ưu – nhược điểm với sức khỏe như sau:
3.1. Ưu điểm
Chế độ ăn kiêng pritikin chủ yếu nạp calo từ các thực phẩm chưa qua chế biến, nên sẽ ít calo, chứa nhiều chất xơ và protein, từ đó giúp cơ thể bạn hạn chế lại sự thèm ăn, nhưng vẫn đầy đủ năng lượng cho bạn hoạt động trong ngày.
Việc kết hợp giữa chế độ ăn Pritikin và luyện tập thể dục, lối sống lành mạnh sẽ giúp quá trình giảm cân của bạn hiệu quả hơn.
Đặc biệt, chế độ ăn kiêng Pritikin hạn chế các chất béo từ động vật và khuyến khích sử dụng nhiều thực phẩm có chứa Omega-3 – chất béo không bão hòa rất tốt cho tim mạch và trí não.
3.2. Nhược điểm
Chế độ ăn kiêng Pritikin ít chất béo so với khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng, đồng thời cũng ít protein, việc này sẽ không dễ dàng với những người có nhu cầu hoạt động thể chất mạnh và liên tục trong ngày.
Đặc biệt chế độ này phải tránh khá nhiều các loại thực phẩm, vì thế cũng sẽ rất khó để tuân thủ theo một cách nghiêm ngặt và lâu dài.
Trên đây là những thông tin tìm hiểu về chế độ ăn kiêng Pritikin cũng như các thực phẩm nên ăn và không nên trong chế độ này mà Thu Hà gửi đến bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn nhé!
Nguồn: Vinmec.com