Trang chủ Mẹo bếp núc Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả một cách đơn giản và hiệu quả

Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả một cách đơn giản và hiệu quả

145 lượt xem

Làm thế nào để phân biệt được đông trùng hạ thảo thật, giả và khi mua đông trùng hạ thảo cần có những kinh nghiệm gì? Đây được xem là những thắc mắc cơ bản về đông trùng hạ thảo. Thế nên, hôm nay hãy cùng Thu Hà tìm hiểu những thông tin xoay quanh về đông trùng hạ thảo để giải đáp những vấn đề trên.

1. Cách nhận biết đông trùng hạ thảo thật, giả

Để phân biệt được đông trùng hạ thảo thật, giả thì bạn cần theo dõi một số cách nhận biết sau:

Quan sát hình dáng bên ngoài

1.1. Về hình dáng

Đông trùng hạ thảo thật thì có hình dáng giống con tằm. Phần thảo ở phía đầu có đường kính mỏng, màu nâu đậm. Còn ở phần trùng ở đuôi có đường kính to với các màu như vàng nâu, vàng sẫm hay màu cà phê, có các vằn xung quanh rất đặc trưng.

1.2. Về chiều dài

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172139309813

Về chiều dài thì mỗi nhánh của đông trùng hạ thảo khoảng 5 – 8cm. Trong đó phần trùng dài từ 3 – 5cm, còn phần thảo dài tầm 2 – 3cm.

1.3. Về vằn khía

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172139481778

Ở phía phần trùng thường có khoảng 20 – 30 vằn khía và cứ 3 vằn khía sẽ tạo nên một nếp gấp xếp thành vòng quanh thân. Với phần thảo thì các vằn khía thường sâu và nhỏ hơn.

Còn đông trùng hạ thảo giả thường các nếp gấp sẽ bằng phẳng vì dùng khuôn để nên.

1.4. Phần thảo trên đầu

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172140051860

Với đông trùng hạ thảo thật thì ở phần thảo và đầu của phần trùng thường sẽ có các mối nối, các mối nối này rất khớp nhau. Và đặc biệt mùi vị chính của đông trùng nằm ở phần thảo nên nếu bị gãy thì đông trùng sẽ không còn giá trị.

Đồng thời, ở phần thảo thường có 3 màu chính: Phần đầu và cuối phần thảo thường có màu nâu sẫm đến đen nhẹ, còn phần giữa nâu cà phê hoặc vàng và ở những chỗ còn lại thì có màu sáng hơn.

1.5. Số chân

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172140195750

Đông trùng thật sẽ có 8 đôi chân ở phần trùng, ở gần phần thảo sẽ có 3 cặp chân nhỏ (chân thoái hóa), ở giữa có 4 cặp chân đối xứng nhau và ở phần đuôi thì có 1 chân.

Còn đông trùng giả thì số chân thường ít hoặc nhiều hơn 8 đôi chân.

1.6. Mắt cắt (phần lưng)

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172140397897

Khi cắt ngang phần lưng của đông trùng hạ thảo thật sẽ thấy được phần lõi có màu trắng, không xơ và ở giữa lõi có màu đen hình chữ V vì đó là tuyến tiêu hóa của đông trùng hạ thảo.

1.7. Dựa vào phần mắt

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172140552161

Với đông trùng hạ thảo thật sẽ có màu nâu cánh gián ánh màu đồng ở ngay chỗ tiếp nối giữa phần thảo và trùng hay còn gọi là phần mắt. Còn đông trùng giả sẽ không có điểm này và phần mắt thường có màu đen sậm.

1.8. Dựa vào màu sắc

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172145233157

Đông trùng hạ thảo thật thì thường có các màu như vàng nâu, vàng đồng và nâu sẫm. Thường các con trùng thảo sẽ có sắc độ khá giống nhau nhưng vị trí phân bổ màu sắc sẽ khác nhau.

Nếu đông trùng giả sẽ có màu vàng hoặc nâu đậm và thường không có sự khác biệt.

1.9. Nhận biết bằng xúc giác

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172145381599

Đông trùng hạ thảo thật thường rất nhẹ vì đã được sấy khô. Còn đông trùng hạ thảo giả khi cầm trên tay thường nặng hơn vì bị nhét thêm lõi chì vào giữa để tăng trọng lượng.

1.10. Phân biệt bằng khứu giác

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172145562189

Khi ngửi đông trùng hạ thảo thật thì có mùi giống nấm hương. Đồng thời, nếu cầm vài con vì mùi rất nhẹ, còn mở một hộp chứa nhiều con thì sẽ cảm nhận được một mùi hương đậm rất đặc trưng.

Còn đông trùng giả thì thường là mùi của nguyên liệu hóa học hay mùi nước hoa.

1.11. Phân biệt bằng vị giác

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172147361575

Nếu nhai thử thì đông trùng hạ thảo thật thì có mùi hơi tanh, bùi ngậy và có mùi thơm giống thịt gà. Còn đông trùng giả thì có vị nồng của đất và khi nhai lâu thường bị dính răng và có độ cứng giống bột đất sét.

1.12. Nhộng trùng thảo không phải đông trùng hạ thảo

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172148018001

Nhộng trùng thảo là loại được nuôi trong phòng thí nghiệm, thường có màu vàng cam sáng, mọc theo cụm và thường sẽ không có nhiều giá trị dinh dưỡng như đông trùng hạ thảo tự nhiên.

2. Kinh nghiệm mua đông trùng hạ thảo thật

cach-nhan-biet-dong-trung-ha-thao-that-va-gia-don-gian-va-chinh-xac-202109172148141750

Để có thể mua được đông trùng thật hoặc yến đông trùng hạ thảo thì cần trang bị một số kinh nghiệm thực tế sau:

  • Cần yêu cầu bên mua cung cấp giấy chứng nhận về xuất xứ của đông trùng từ cơ quan chức năng.
  • Tại cơ sở kinh doanh cần có giấy phép hoạt động, có uy tín và thương hiệu.
  • Cần có phiếu kiểm nghiệm đối với các hoạt chất chính của đông trùng.
  • Phải có bảng mẫu so sánh để khách hàng tự kiểm tra và phân biệt đông trùng thật và đông trùng giả.

Thu Hà đã cung cấp một số thông tin hữu ích về đông trùng hạ thảo. Nếu bạn quan tâm về chủ đề này hãy nghiên cứu thêm nhiều khía cạnh khác nhé.