Lẩu là một trong những món khoái khẩu của người Việt ta, đối với lẩu ta có thể chế biến với đa dạng các nguyên liệu khác nhau. Trong bài viết này Thu Hà sẽ gửi đến bạn cách nấu lẩu lòng gà nhé.
1. Nguyên liệu nấu lẩu lòng gà
- 300g lòng gà
- 600g trứng gà non
- 100g hạt sen tươi
- 200g giò sống
- 150g nấm kim châm
- 100g nấm hương
- Tỏi, hành tím, hành tây, ớt sừng, hành lá, ngò gai, rau muống
- Gia vị: Nước mắm, dầu ăn, muối hạt, giấm, đường, bột ngọt, muối, hạt nêm, tiêu xay
- Dụng cụ: Nồi, tô, muỗng
2. Cách nấu lẩu lòng gà
2.1. Bước 1: Sơ chế lòng gà và trứng gà non
Lòng gà sau khi mua về bạn cho vào 1 muỗng canh muối hạt rồi bóp thật kỹ, sau đó rửa sạch lại với nước rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
Trứng gà non bạn rửa sạch với nước để trôi hết chất nhầy, sau đó đem đi ngâm với giấm pha loãng rồi rửa lại bằng sạch, điều này sẽ khử mùi tanh của trứng gà.
2.2. Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Nấm hương và nấm kim châm bạn cắt bỏ chân nấm rồi rửa sạch lại với nước, để ráo.
Hạt sen rửa sạch với nước cho ra tô. Rau muống, ngò gai bạn lặt bỏ những lá héo úa rồi đem ngâm với nước muối pha loãng, rửa sạch lại với nước rồi vớt ra để ráo.
Hành tím, tỏi lột vỏ đập dập băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch cắt khúc, hành tây bóc vỏ rửa sạch cắt múi cau, ớt sừng bỏ cuống cắt lát.
Giò sống bạn vo tròn thành từng viên vừa ăn.
2.3. Bước 3: Nấu nước dùng lẩu
Bạn bắc nồi lên bếp cho vào 3 muỗng canh dầu ăn và hành, tỏi vào phi thơm.
Tiếp đến bạn cho vào 2 lít nước và hạt sen đã sơ chế vào ninh trong 30 phút. Sau đó nêm vào nồi nước dùng 1 muỗng canh hạt nêm, 3 muỗng canh nước mắm, 12 muỗng canh bột ngọt, 12 muỗng canh tiêu xay rồi khuấy đều lên.
Cuối cùng bạn cho tiếp hành tây, hành lá và ớt sừng đã sơ chế vào đun thêm 10 phút nữa.
2.4. Bước 4: Nấu lẩu lòng gà
Sau khi phần nước dùng đã nấu xong bạn cho giò sống, lòng gà và trứng non vào nấu trong 10 phút cho chín. Rồi tiếp tục cho nấm hương, nấm kim châm, rau muống, ngò gai bạn có thể trụng thêm 1 gói mì để ăn kèm và thưởng thức.
2.5. Bước 5: Thành phẩm
Món lẩu lòng gà sau khi nấu xong sẽ có mùi hương thơm lừng, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của nước lẩu cùng với độ giòn, dai của lòng gà, trứng gà non thì ngọt bùi ăn kèm với các loại rau và nấm thì còn gì bằng nữa.
3. Thưởng thức
Thưởng thức lẩu lòng gà khi còn nóng với bún tươi hoặc mì tuỳ thích. Bạn có thể sử dụng nhiều loại rau nhúng lẩu theo ý thích, chấm cùng với một chén muối tiêu chanh ớt thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.
Trên đây là cách nấu lẩu lòng gà thơm lừng hấp dẫn cho những ngày cuối tuần mà Thu Hà tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn làm được món ngon này thành công nhé.