Trang chủ Mẹo bếp núc Cách lựa chọn tôm tươi an toàn, tránh tình trạng tôm bị chứa hóa chất

Cách lựa chọn tôm tươi an toàn, tránh tình trạng tôm bị chứa hóa chất

64 lượt xem

1. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của tôm

1.1. Giá trị dinh dưỡng của tôm

Nói chung, tôm ít calo nhưng giàu chất dinh dưỡng. Loại hải sản này có thành phần chủ yếu là protein và nước. Ngoài ra tôm còn chứa các khoáng chất khác tốt cho sức khỏe. Trung bình, 100 gam chất dinh dưỡng trong tôm nấu chín là:

  • Lượng calo: 99.
  • Chất béo: 0,3 gam.
  • Carb: 0,2 gam.
  • Cholesterol: 189 miligam.
  • Natri: 111 miligam.
  • Chất đạm 24 gram.
  • Phốt pho, đồng, magie, canxi,…

1.2. Tác dụng của tôm đối với sức khoẻ

  • 100g tôm có chứa 200mg canxi. Cũng cần lưu ý rằng nguồn canxi chính trong tôm tập trung ở thịt, chân và móng chứ không phải ở vỏ như mọi người vẫn nghĩ.
  • Trong tôm có hàm lượng lớn omega 3 giúp trí não phát triển tốt hơn rõ rệt. Ngoài ra, đối với người lớn, omega 3 cũng quan trọng không kém, giúp chống lại chứng trầm cảm và mệt mỏi, đồng thời giúp trẻ hóa làn da.
  • 100g tôm chứa 0,0115mg vitamin B12. Vitamin B12 là một loại vitamin có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa sinh hóa và năng lượng bên trong cơ thể. Chịu trách nhiệm tổng hợp nucleotide và protein
  • 100g tôm có thể cung cấp cho cơ thể hơn 1/3 lượng selen cần thiết mỗi ngày, giúp cơ thể đào thải và loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi cơ thể chúng ta một cách dễ dàng hơn.

cach-chon-mua-tom-tuoi-an-toan-khong-bi-bom-hoa-chat-202206111631469159

2. Cách chọn tôm tươi an toàn, không bị bơm hóa chất

2.1. Quan sát chân tôm

Tôm tươi thường có phần chân trong suốt, dính chặt vào thân tôm. Phần chân tôm bị thâm đen, lỏng lẻo chứng tỏ tôm đã bị ươn.

cach-chon-mua-tom-tuoi-an-toan-khong-bi-bom-hoa-chat-1_730x384

2.2. Quan sát thân tôm và đầu tôm

Tôm tươi và không bị bơm hóa chất có phần thân hơi cong, căng thịt nhưng không mập mạp bất thường, các khớp vỏ trên thân tôm linh hoạt, không bị rời rạc, đầu tôm và thân tôm dính chặt với nhau, đầu tôm không rơi ra khỏi thân tôm.

cach-chon-mua-tom-tuoi-an-toan-khong-bi-bom-hoa-chat-2_730x451

Tránh mua những con tôm mập mạp bất thường, thân tôm giãn ra.

2.3. Quan sát phần đuôi tôm

Tôm tươi thường có phần đuôi xếp lại với nhau. Nếu đuôi tôm bị xòe ra thì tôm đã bị bơm hóa chất hoặc tiêm nước làm cho tôm mập mạp.

cach-chon-mua-tom-tuoi-an-toan-khong-bi-bom-hoa-chat-3_730x546

2.4. Quan sát vỏ tôm

Vỏ tôm tươi cứng, trong suốt, dính sát vào thịt tôm.

cach-chon-mua-tom-tuoi-an-toan-khong-bi-bom-hoa-chat-5_730x487

Tùy từng loại tôm mà vỏ có màu sắc đặc trưng như vỏ tôm hùm bông thường có màu xanh và hoa văn nâu, đen, vỏ tôm sắt có màu nâu, chân tôm màu đỏ, vỏ tôm sú có màu xanh ngọc, vỏ tôm he có màu hồng trong suốt, chân đỏ…

Tránh chọn tôm có phần vỏ bóng nhớt hoặc sần sùi, có màu bất thường hoặc ngả vàng, trắng đục vì đó là tôm ươn, tôm bị nhiễm hóa chất.

cach-chon-mua-tom-tuoi-an-toan-khong-bi-bom-hoa-chat-4_730x383

2.5. Nấu tôm để nhận biết tôm tươi

Tôm tươi khi nấu chín không bị ra nước hoặc ra rất ít nước, thịt tôm vẫn săn chắc, không bị teo lại, thơm ngon và ngọt thịt.

Lưu ý: Để tránh mua tôm ươn, tôm nhiễm hóa chất, bạn nên mua tôm sống vẫn còn búng tanh tách hoặc nếu mua tôm đông lạnh, bạn nên mua ở những siêu thị hoặc cơ sở đảm bảo uy tín và chất lượng.

3. Lưu ý khi ăn tôm và cách bảo quản tôm

3.1. Lưu ý khi ăn tôm

Tôm bổ dưỡng cho cơ thể, nhưng đừng ăn quá nhiều. Người lớn không quá 100 gam mỗi ngày và trẻ em không quá 50 gam tôm. Vì tôm là hải sản nên chỉ nên dùng tôm hấp hoặc luộc để giảm thiểu số lượng côn trùng và ký sinh trùng gây ngộ độc.

Phụ nữ mới sinh cũng có thể bị khó tiêu và dễ hình thành sẹo lồi, vì vậy cũng nên hạn chế ăn tôm.

Không nên ăn cùng với các loại rau, cuống, quả có nhiều vitamin C vì khi vitamin C gặp độc tố tôm sẽ tiết ra chất độc và gây ngộ độc thức ăn.

Những người bị đau mắt đỏ và người bị hen suyễn không, bị ho nên ăn tôm vì chúng có thể gây kích ứng khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu bị dị ứng với tôm, đừng bao giờ ăn dù chỉ một lượng nhỏ.

3.2. Cách bảo quản tôm

Tôm sau khi mua về bạn cắt bỏ râu, rửa sạch và để ráo. Chuẩn bị khay hoặc hộp bảo quản thực phẩm. Xếp tôm ngay ngắn vào bên trong. Bước cuối cùng là cho chúng vào ngăn đá. Khi chế biến tôm bạn lấy một lượng vừa đủ cho vào ngăn mát từ 3 đến 4 tiếng. Ngoài ra, có thể đợi rã đông qua đêm để hôm sau chế biến.

cach-chon-mua-tom-tuoi-an-toan-khong-bi-bom-hoa-chat-202206111632590653

4. Các món ngon chế biến từ tôm

Tôm chiên xù

Tôm chiên xù là một món ăn vô cùng hấp dẫn, thơm ngon lại dễ chế biến. Phần tôm tẩm bột được chiên giòn, giữ nguyên độ tươi ngon ban đầu. Bạn có thể ăn kèm với tương ớt hơi cay. Nếu cuối tuần không biết nấu món gì cho cả nhà thì có thể tham khảo món ngon này nhé!

cach-chon-mua-tom-tuoi-an-toan-khong-bi-bom-hoa-chat-202206111633142079

Tôm sốt Thái

Tôm sốt Thái là món ăn đường phố nổi tiếng ở Thái Lan. Nếu bạn lỡ mê mẩn hương vị của món ăn này mà không thể đến Thái Lan thì đây là cách làm món tôm sốt Thái. Thu Hà tin chắc rằng bạn sẽ không thất vọng với món ăn hấp dẫn này đâu!

cach-chon-mua-tom-tuoi-an-toan-khong-bi-bom-hoa-chat-202206111633249164

Tôm hấp sả

Tôm hấp sả là một lựa chọn lý tưởng vừa ngon vừa dễ làm. Còn chần chừ gì mà không bắt tay vào thực hiện ngay thôi. Đừng quên pha thêm chén nước mắm chua ngọt hoặc muối ớt để chấm cùng nhé. Khi bạn làm món này chắc chắn ai cũng sẽ thích mê cho mà xem!

cach-chon-mua-tom-tuoi-an-toan-khong-bi-bom-hoa-chat-202206111633440444

5. Thu Hà: Đại siêu thị bán tôm giá tốt nhất

Tôm tại Thu Hà luôn tươi ngon nhằm mang đến bữa ăn chất lượng cho mọi gia đình. Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ và môi trường thích hợp nên luôn giữ được độ tươi ngon.

cach-chon-mua-tom-tuoi-an-toan-khong-bi-bom-hoa-chat-202206111634033269

Cũng giống như những loại thực phẩm khác, tôm cũng cần được lựa chọn kỹ càng khi mua. Bạn hãy cùng theo dõi những bài viết mới của chúng tôi để cập nhật nhanh những bí quyết chọn thực phẩm an toàn nhé.