1. Nên hâm nóng thức ăn thừa bao nhiêu lần?
Câu trả lời là thức ăn thừa chỉ nên hâm nóng lại một lần duy nhất. Lý do là vì, nếu quá trình nguội và hâm nóng thức ăn được lặp lại nhiều lần nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm càng cao. Lúc thức ăn nguội vi khuẩn có khả năng sinh sôi và phát triển nên ăn vào sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Lưu ý, khi hâm nóng thức ăn bạn cần đảm bảo nóng cả bên ngoài lẫn bên trong. Vì chỉ nóng bên ngoài thôi thì vẫn còn vi khuẩn.
2. Cách bảo quản thức ăn thừa
– Sau khi thức ăn nguội, hãy dùng màng bảo quản thực phẩm hoặc hộp chuyên dụng đậy kín lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý là để thức ăn thật nguội mới cho vào tủ lạnh. Thức ăn thừa khác nhau cần bỏ riêng, tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.
– Chia thực phẩm thành các lượng vừa đủ cho một lần dùng. Khi lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh nên chế biến ngay, không được lấy ra rồi tiếp tục đưa vào bảo quản tiếp.
– Giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 4 độ C, tủ đông là dưới 0 độ C.
– Thực phẩm sau khi nấu chín cần đưa vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ, nếu để ngoài lâu hơn sẽ không tốt. Thời gian bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh tốt nhất trong vòng 4 5 giờ. Những thực phẩm như cơm, nông sản, trứng đã bóc vỏ, hải sản hay thực phẩm từ sữa không nên hâm lại mà tiêu thụ ngay trong ngày.
– Sử dụng thức ăn càng sớm càng tốt, nếu để lâu một số loại vi khuẩn như Listeria sẽ phát triển, gây ra bệnh tật.
Xem thêm: Mẹo hâm nóng thức ăn cũ ngon không kém lúc vừa nấu xong
Chúng ta thường tiết kiệm và không muốn lãng phí một món ăn nào, tuy nhiên nếu sử dụng thức ăn được hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc các bệnh về tiêu hóa, dạ dày. Hy vọng với thông tin trên, mọi người sẽ biết cách dùng và bảo quản thức ăn thừa tốt hơn.
Nguồn tham khảo: dantri.com.vn