Lươn là một loại cá thuộc họ lươn thích sống trong ao, mương, ruộng lúa và suối. Thịt lươn là một loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Mời bạn đọc những nội dung sau để tìm hiểu về con lươn, cách làm lươn, chế biến món ăn từ lươn cũng như ăn lươn có tác dụng gì?
1. Tìm hiểu về con lươn
Cách phân biệt con lươn và con rắn
Lươn khi tìm thức ăn hay lẩn trốn thường chui xuống bùn vì vậy khi chúng bò sẽ luôn luôn cúi đầu xuống. Còn con rắn khi bò sẽ hơi ngẩng cổ lên quan sát để di chuyển. Đầu rắn cũng hơi bạnh ra về hai bên.
Cách phân biệt lươn đồng và lươn nuôi
Lươn đồng: Có bụng màu vàng, lưng đen, đuôi nhọn, thân tròn. Thịt lươn đồng ăn sẽ chắc và thơm ngon.
Lươn nuôi: Bụng có màu vàng nhạt lẫn với màu nâu đen, đầu nhỏ, đuôi ngắn. Thịt lươn nuôi ăn khá bở, mềm, không dai và không thơm.
Cách phân biệt lươn đực và lươn cái
Lươn đực: Phần cuối đuôi vót nhọn dần trông đuôi như vừa dài ra. Vào mùa sinh sản, bụng lươn đực vừa thon nhỏ vừa cứng. Lỗ sinh dục lươn đực nhỏ, khi ấn nhẹ tay quanh khu vực đó sẽ có tinh dịch trong vắt tiết ra.
Lươn cái: Phần cuối đuôi nở to nên trông đuôi như bị ngắn lại và thân tròn ra.
Vào mùa sinh sản, bụng lươn cái to ra vì bên trong có trứng. Lỗ sinh dục con cái màu hồng, ấn nhẹ tay vào bụng thấy mềm. Đặc biệt, lươn cái bơi chậm hơn lươn đực vì phải mang trứng trong bụng nên nặng nề khi di chuyển.
2. Lợi ích của thịt lươn đối với sức khỏe
Nguồn protein dồi dào
Thịt lươn có hàm lượng protein cao tương đương với thịt bò. Vì vậy, hàm lượng protein trong nó cũng rất cao nên phù hợp để sử dụng làm nguồn protein cho tất cả các nhóm tuổi, bao gồm cả trẻ em.
Ngăn ngừa thiếu máu
Lươn cũng rất giàu chất sắt. Khi ăn 125 gram thịt mỗi ngày có thể cung cấp 25mg vào cơ thể. Chất sắt là chất cần thiết bổ sung cho cơ thể để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Phát triển xương và răng
Thịt lươn rất giàu phốt pho. Trong cơ thể, phốt pho ở dạng tinh thể canxi photphat nằm trong xương và răng. Giúp cho xương và răng chắc khỏe hơn và ngăn tình trạng loãng xương.
3. Giàu vitamin
Lươn cung cấp nhiều loại vitamin như vitamin A và vitamin B với hàm lượng cao. Nên rất tốt cho việc duy trì các tế bào biểu mô và rất hữu ích trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Ngoài ra, trong y học thịt lươn còn có các lợi ích khác đối với sức khỏe như: Bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, chữa bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.
4. Thịt lươn và các bài thuốc điều trị một số bệnh
Thịt lươn có rất nhiều cách chế biến tương đương với nhiều bài thuốc trị bệnh khác nhau, sau đây là một vài bài thuốc nổi bật từ thịt lươn dùng để trị bệnh:
Bài thuốc chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, trĩ xuất huyết:
Mua 300-400g lươn về làm sạch và bỏ ruột, tẩm ướp thêm gia vị sao cho vừa miệng. Sau đó, lấy lá xương sông và lá lốt để bao gói lại đem đi nướng đến khi chín. Sử dụng cùng với bữa ăn.
Bài thuốc chữa bệnh lao phổi và ho nhiều:
Dùng 250g lươn, 15g xuyên bối mẫu, 30g bách hợp, 15g bạch bộ và 4g ngũ vị tử. Lươn mua về làm sạch, sau đó để các dược liệu cho vào một chiếc túi vải cùng nấu với thịt lươn cho đến khi chín nhừ. Sau đó bỏ bã thuốc, rồi cho gia vị vào.
Dùng 1-2 lần/ngày và tốt nhất dùng khi còn nóng và ăn liên tục trong khoảng 10 ngày liên tiếp.
Bài thuốc hồi phục sức khỏe, huyết hư, khí hư như thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, gầy sút cân:
Sử dụng 300-500g lươn, 15 gam đảng sâm và 15 gam đương quy. Lươn làm sạch nhớt, còn các dược liệu được cho vào trong một túi vải. Sau đó, thêm nước vào nồi vừa đủ và nấu hỗn hợp này trong khoảng 1 giờ, sau đó thêm hành, gừng, muối, dầu ăn. Sử dụng bài thuốc này cùng với cơm.
Bài thuốc cải thiện tình trạng gầy yếu sụt cân, lạnh tay chân, đại tiểu tiện xuất huyết:
Dùng 500ml rượu và 500g lươn. Lươn mua về làm sạch nhớt và bỏ ruột, sau đó cho lươn vào trong nồi, cho rượu, muối, một lượng nước thích hợp. Sau đó, đun nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ. Ăn bài thuốc này cùng với chút tương giấm.
Bài thuốc giúp trẻ bị cam tích:
Dùng 50g thịt lươn, 10g kê nội kim và gia vị vừa đủ. Nấu chín nhừ hỗn hợp này và ăn khoảng 1-2 lần/ngày và áp dụng bài thuốc này trong khoảng 5 đến 7 ngày liên tục.
5. Cách chọn lươn và làm lươn chuẩn không bị tanh, nhớt
Sau đây Thu Hà sẽ bật mí đến các bạn bí quyết chọn mua và chế biến lươn hiệu quả để giúp bạn có những món ăn làm từ lươn thật chất lượng và thơm ngon.
6. Cách chọn lươn tươi ngon
Nên chọn lươn có độ lớn vừa phải và có phần bụng màu vàng và phần lưng màu đen phân biệt rõ rệt. Vì đây là những con lươn được bắt từ đồng ruộng, ao hồ,…nên thịt của chúng sẽ ngon và săn chắc hơn những con lươn nuôi.
7. Cách chọn lươn tươi ngon
Những con quá nhỏ thì sẽ ăn không ngon hay những con quá lớn (có phần bụng màu đen) thì đa phần thuộc loại lươn nuôi, nên thịt của chúng dễ bị nhão, mềm và không thơm.
8. Một số cách làm lươn chuẩn không bị tanh, nhớt
Cách 1: Cho lươn chà xát với muối
Lươn mua về bạn cho vào túi ni lông, thêm muối, buộc chặt túi lại và lắc mạnh rồi dùng tay chà xát muối lên thân lươn. Làm điều này trong khoảng 2 phút để lươn nhả hết nhớt. Tiếp theo, mở túi rồi dùng nước ấm rửa sạch lươn và lau khô.
Cách 2: Cho lươn vào nước nóng
Bạn có thể dùng nước nóng khoảng 70-80 độ vào thau rồi cho lươn vào. Lươn sẽ vùng vẫy khi đó lươn sẽ nhả hết nhớt. Sau khi đã hết nhớt, tiến hành mổ bụng, loại bỏ ruột rồi rửa lại bằng nước muối.
Cách 3: Chà lươn với tro bếp
Bạn có thể dùng tro bếp chà xát lên thân lươn vài lần, rồi sau đó vuốt hết tro bếp trên thân lươn rồi rửa lại với nước sạch.
Cách 4: Cho lươn vào ngăn đá tủ lạnh
Cho lươn sống vào trong 1 túi ni lông, buộc kín rồi để vào tủ lạnh ngăn làm đá khoảng 2 tiếng. Sau đó lấy ra ngâm chúng vào nước, dùng giẻ lưới vuốt nhẹ thân lươn, chất nhờn sẽ loại bỏ đi dễ dàng.
9. Các món ăn ngon chế biến từ lươn
Lươn có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn khác nhau. Sau đây, Thu Hà sẽ gợi ý cho bạn một số món ăn ngon từ lươn:
Lươn nướng
Những khúc lươn nướng chín mềm, đậm vị cùng với hương thơm hấp dẫn, dậy mùi của các gia vị được nêm nếm cùng. Tạo nên và ăn cùng với các loại rau sống, chấm thêm nước mắm chua ngọt hoặc muối ớt thì vô cùng tuyệt vời.
Lẩu lươn
Một nồi lẩu lươn ấm nóng, chua ngọt, đậm đà hòa cùng với các loại rau sống ăn kèm vô cùng đa dạng như: bông súng, dọc mùng, giá đỗ, cà chua và bắp chuối bào sợi. Để thưởng thức được ngon và hấp dẫn hơn bạn có thể làm 1 chén nước mắm cay ăn cùng.
Lươn chiên giòn
Món lươn chiên giòn với mùi hương hấp dẫn của lá lốt và màu vàng đẹp mắt của lớp bột áo đều xung quanh. Khi ăn ta sẽ cảm nhận được lớp bột bên ngoài giòn rụm thơm ngon hòa cùng với thịt lươn mềm, ngọt bắt vị.
Với món ăn này bạn có thể chấm ăn cùng với tương ớt hoặc nước mắm chua ngọt để cảm nhận được trọn vẹn vị ngon của món ăn này.
Lươn hấp sả
Với hương thơm đặc trưng quyến rũ của gừng và sả được đập dập. Thịt lươn khi hấp chín sẽ chín mềm có vị ngọt xen lẫn chút vị cay cay của ớt.
Cắn hết một miếng thịt lươn, ăn kèm thêm một ít rau răm thì ta sẽ cảm nhận được hết một mùi vị đậm đà, ngon ngọt của món ăn này. Để thưởng thức món hấp này được ngon hơn bạn có thể đăm thêm 1 chén muối tiêu chanh
Lươn xào cà
Với thịt lươn mềm ngon được ướp gia vị vô cùng đậm đà hòa cùng với những miếng cà được xào ở nhiệt độ phù hợp nên vô cùng giòn ngọt và dậy mùi hành tăm. Đặc biệt để món ăn ngon hơn bạn cần phải ăn nóng cùng với 1 vài lát dưa leo và cà chua.
Lươn xào chuối xanh
Với hương thơm và màu sắc hấp dẫn của bột ngũ vị hương và bột nghệ. Khi ăn ta sẽ cảm nhận được thịt lươn vàng ươm được nêm nếm gia vị vô cùng vừa ăn với chuối xanh ngon ngọt và hơi cay cay, the the ở đầu lưỡi. Ăn rất bắt cơm.
Cơm lươn
Với thịt lươn được rút xương và được nướng cùng với nước sốt Teriyaki thơm ngon, đậm đà. Rắc thêm 1 ít mè trắng lên trên vừa để trang trí vừa để tăng thêm vị ngon cho món cơm lươn này.
Để món ăn thêm ngon chuẩn vị thì bạn nên chan nước sốt còn lại vào cơm và ăn cùng 1 ít xà lách nữa sẽ vô cùng ngon.
10. Lưu ý khi ăn lươn để tránh ngộ độc
Người bị gout không nên ăn lươn
Vì trong thịt lươn chứa hàm lượng chất đạm rất cao mà bệnh Gout là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa chất đạm. Cho nên người bị gout không nên ăn thịt lươn để tránh tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
Không được ăn lươn chết, lươn bị ươn
Khi lươn chết lượng axit có lợi chuyển hóa thành loại axit độc hại, có thể làm cho người ăn bị nhiễm độc ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu hàm lượng axit độc hại này quá cao sẽ mà sức đề kháng lại yếu, đặc biệt là người mới hết bệnh và trẻ em thì nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
Không ăn những thức ăn có tình hàn sau khi ăn lươn
Vì thịt lươn đã có tính hàn, vì vậy sau khi ăn lươn xong mà lại ăn thêm những loại thức ăn có tính hàn nữa như là dưa hấu, chuối tiêu, tôm cua,… Nó sẽ gây ra khó tiêu, nếu như ăn vào ban đêm sẽ dẫn đến khó ngủ, thậm chí ngộ độc.
Lươn phải chế biến chín cho thật kỹ
Lươn có khả năng chứa ký sinh trùng rất cao vì chúng sống trong bùn lầy cho nên khi ăn lươn nhất định phải nấu chín, nấu cho thật kỹ.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về con lươn, cách chế biến lươn, các món ăn bổ dưỡng từ thịt lươn và những tác dụng tuyệt vời của thịt lươn mang lại.