Trang chủ Mẹo bếp núc Điểm qua các loài cá nước lợ phổ biến có thể bạn chưa biết

Điểm qua các loài cá nước lợ phổ biến có thể bạn chưa biết

110 lượt xem

Các loài cá nước lợ không chỉ là nguồn thực phẩm dinh dưỡng làm nhiều món hấp dẫn mà nó còn giúp điều kiện kinh tế một số hộ đánh bắt, nuôi trồng. Cùng Thu Hà khám phá các loài cá nước lợ phổ biến mà chi em nội trợ cần phải biết

1. Nước lợ là gì?

Nước lợ có thể xem sự pha trộn của nước biển và nước mặn, loại nước này thường xuất hiện ở cửa sông, rừng đước, các tầng ngậm nước hóa thạch lợ, hay do con người tạo ra như chất thải từ hoạt động của công nghệ năng lượng gradient độ mặn hay các vùng lụt lồi ven biển hình thành các hồ nước lợ ứng dụng trong việc nuôi tôm.

Dù có thể dùng trong việc nuôi tôm, cá nhưng đa phần nước lợ không phù hợp cho các loài động thực vật phát triển nên cần được quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vị tư lợi mà tạo ra các vùng nước lợ gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

2. Các loại cá nước lợ phổ biến

Dù vùng nước lợ ít có động vật hay thực vật phát triển. Tuy nhiên, vẫn một số loại cá lại có khả năng thích nghi và sinh sống tốt tại những ao hồ nước lợ có thể kể đến như

2.1. Cá Bớp

Loài cá khá quen thuộc với những ai thích ăn lẩu, thường xuất hiện trong menu các tiệc cưới. Cá bớp là loài cá có kích thước lớn, có tên khoa học là Rachycentron canadum, tuổi thọ trung bình đến 15 năm. Phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới, Tây và Động Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Caribe.

diem-qua-cac-loai-ca-nuoc-lo-pho-bien-co-the-ban-chua-biet-202108271824351589

Cá có hình dáng thuôn dài, phần đầu to, hàm răng sắc nhọn, da và mỡ dày, vảy nhỏ, vây cá lớn và dài từ phần lưng đến đuôi cá. Ở Việt Nam, cá bớp dễ thấy các nơi các bãi bùn và cát thuộc vùng triều, ăn tảo silic và các loài phù du khác để sinh sống.

2.2. Cá Chẽm

Cá chẽm hay cá vược có tên khoa học là Lates calcarife, loài này có khả năng sống cả ở vùng nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Kích thước trung bình của loài cá này 19 – 25 cm. Cá chẽm có thân hình màu xám, bụng trắng bạc, vây lưng liền nhau và chính giữ lõn, đầu to, mõm nhọn, vây đuôi tròn lồi.

diem-qua-cac-loai-ca-nuoc-lo-pho-bien-co-the-ban-chua-biet-202108271825284837

Loài này thích nghi cà vùng biển và nước ngọt, tùy vào môi trường sống thì chúng có đặc điểm khác nhau. Ở môi trường biển, cá chẽm ở phần lưng có màu nâu, bụng và mặt bên có màu bạc. Còn ở nước ngọt, vùng bụng và mặt bên cá có màu nâu vàng.

2.3. Cá Mú

Cá mú hay còn gọi là cá Song, phân bố chủ yếu từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tập trung nhiều tại các tỉnh Nam Trung Bộ, thường sống nơi có độ sâu khoảng 10-30m, độ pH từ 7,5-8,3 và nhiệt độ từ 25-32 độ C.

diem-qua-cac-loai-ca-nuoc-lo-pho-bien-co-the-ban-chua-biet-202108271826103133

Về kích thước thì cá mú dài khoảng 10 – 270cm, thân trơn to chắc, miệng to, thuôn dài về phía đuôi, mình dẹp, vây lưng hình chữ V và có từ 7- 12 gai. Hàm răng sắc nhọn, hàm dưới hơi nhô dài ra phía trước.

Đây là loài cá có nhiều màu sắc, hình dạng và nhiều dòng khác nhau, đặc biệt đây là loài cá ăn tạp và nếu đói chúng có thể xé da mặt tấn công và ăn thịt nhau.

2.4. Cá Nâu

Đây là loài cá lành tính, có chất thịt ngon, thơm béo và giàu dinh dưỡng nên được nhiều chị em nội trợ ưa thích. Cá Nâu còn có tên khoa học là Scatophagus argus, còn gọi là cá hói hay cá dĩa thái.

diem-qua-cac-loai-ca-nuoc-lo-pho-bien-co-the-ban-chua-biet-202108271826549153

Thân cá dẹp bên, lưng hình vòm hơi cao, nhìn ngang khá giống hình tròn. Miệng và đầu cá nhỏ, hàm có răng mịn, mắt cá lớn vừa phải. Phần đầu thường có một đường thẳng, có màu xanh oliu là cá nâu cái, còn phần đầu gấp khúc có màu xám đen là cá nâu đực, đây là dấu hiệu xác định cá đực cái dễ thấy nhất.

diem-qua-cac-loai-ca-nuoc-lo-pho-bien-co-the-ban-chua-biet-202108271827259677

Tuy nhiên, cá nâu lại có độc ở phần gai nhọn ở vây lưng và dưới bụng, vì vậy khi sơ chế cá nâu bạn nên cẩn thận, tốt nhất mang bao tay khi làm sạch cá.

2.5. Cá Dìa

Đây là loài cá mà vùng Quảng Nam, vùng biển Quảng Thái, Thừa Thiên Huế, các vùng hạ lưu Thu Bồn, sông Hiếu và sông Bến Hải ( Quảng Trị) quen thuộc. Cá dìa có tên khoa học là Siganus, là loài cá kiếm mồi vào ban đêm, ăn tạp và sống bầy đàn, di cư.

diem-qua-cac-loai-ca-nuoc-lo-pho-bien-co-the-ban-chua-biet-202108271828104879

Thân cá dìa giống hình bầu dục dẹp hai bên, mắt to tròn, có chiều dài trung bình 25 – 30 cm, trong lượng 1 – 2 kg. Thân cá trơn nhẵn, màu hơi đen hoặc nâu xám, phần bụng có màu bạc đốm hoa vàng, đầu và miệng ngắn, chất thịt ngọt, thơm ngon.

2.6. Cá Đối

Cá đối là loài cá thường sống duyên hải ôn đới, nhiệt đới, vùng nước mặn và nước lợ. Loài này thuộc bộ Mugiliformes, có chiều dài từ 20 – 90 cm, lưng có màu xám hoặc màu lam, bụng màu hơi vàng, hai vây lưng ngắn, đầu rộng và dẹt, miệng vừa phải và hầu như không có răng.

diem-qua-cac-loai-ca-nuoc-lo-pho-bien-co-the-ban-chua-biet-202108271828447399

Cá đối có nhiều xương và vảy nhưng thịt cá thơm béo, giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt trứng cá đối rất ngon nên được nhiều người ưa thích.

2.7. Cá Bè

Cá bè là loài có giá trị kinh tế và được khai thác nhiều ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ dương hay Thái Bình Dương. Cá bè có tên khoa học là Scomberoides, có nhiều chủng loại, thông thường dễ thấy nhất là cá bè vàng có màu xanh rêu, vảy vàng.

diem-qua-cac-loai-ca-nuoc-lo-pho-bien-co-the-ban-chua-biet-202108271829094813

Thân hình cá bè dài dẹp, có màu trắng bạc dọc từ lưng đến bên hông cá, cân nặng trung bình 0.8 – 2kg. Loài này sống theo bầy đàn, ở Việt Nam thường thấy cá xuất hiện ở các vùng nước gần bờ, cửa sông, vịnh nhỏ, gần rạn và mũi biển ngoài khơi.

2.8. Cá Chim Vây Vàng

Cá chim vây vàng có tên khoa học là Trachinotus blochii, còn gọi là cá chim trắng cây vàng, thuộc họ Cá khế (Carangidae). Ở Việt Nam, chúng được nuôi chủ yếu ở vùng nước ven bờ và trong ao nước mặn và nước lợ.

diem-qua-cac-loai-ca-nuoc-lo-pho-bien-co-the-ban-chua-biet-202108271829357094

Thân cá hình dẹt, màu ánh bạc và vây vàng. Trọng lượng trung bình đạt khoảng 600 800g, có giá trị kinh tế cao. Chất lượng thịt ngon, mềm, có giá thành tương đối cao và thường được xuất khẩu

2.9. Cá Măng

Cá măng có tên tiếng anh là Milkfish, còn tên khoa học là Chanos chanos, thuộc họ Channidae, có nhiều tên gọi là cá chua, cá măng sữa. Loài cá này phân bố vùng nước biển ấm tại Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ và Nam Phi sang Hawaii, Nhật, Bắc Úc, cũng được tìm thấy ở ven biển California.

diem-qua-cac-loai-ca-nuoc-lo-pho-bien-co-the-ban-chua-biet-202108271830141319

Tại Việt Nam, cá măng xuất hiện nhiều ở ven biển miền Trung từ Nha Trang, Khánh Hòa đến Phan Thiết, Bình Thuận nhưng nổi tiếng nhất là cá măng Sông Đà. Cá có thân hình dài và dẹt hai bên, đầu to, mõm tù và tròn.

Vảy cá tròn, có một vây lưng, vây ngực thấp, vây bụng nhỏ, vây đuôi rộng. Miệng cá nhỏ, không có răng và râu, lưng cá có màu xanh lục, phần bụng và lườn thì có màu trắng, mép vây đuôi và vây lưng hậu môn đều có viền đen.

diem-qua-cac-loai-ca-nuoc-lo-pho-bien-co-the-ban-chua-biet-202108271831248688

Ngoài ra, trọng lượng cá măng trung bình từ 5 – 12 kg và chiều dài trung bình 0.7m – 1.5 m, cá đực có thể dài đến 1.8 m nặng 14 kg. Cá măng có tốc độ sinh trưởng khá nhanh cùng chất thịt rất thơm ngon, ngọt, dai và đỏ, chứa nhiều dinh dưỡng, nên cá ngoài làm thực phẩm thường ngày còn làm quà biếu cho các dịp lễ, tết.

Bên trên là các loài cá sống ở các vùng nước lợ phổ biến mà các chị em nội trợ nên biết để có thể phân biệt, cũng như biết tên chúng để mua cho chính xác. Hơn nữa, mong thông tin trên giúp các bạn đọc giả hiểu thêm về những loài cá sống trong nước lợ như thêm một kiến thức mới.