Trang chủ Dinh dưỡng Ayurvedic Diet: What It Is and How It Benefits Your Health

Ayurvedic Diet: What It Is and How It Benefits Your Health

154 lượt xem

Ăn kiêng theo chế độ Ayurvedic nhận được lợi ích gì cho sức khỏe. Hãy cùng Thu Hà theo dõi chế độ ăn Ayurvedic ra sao nhé.

1. Chế độ ăn kiêng Ayurvedic là gì?

Ăn kiêng theo chế độ Ayurvedic là chế độ ăn dựa trên các nguyên tắc y học cổ truyền của Ấn Độ Ayurveda (tiếng Phạn) – theo đó sẽ chỉ ăn một số thực phẩm được chỉ định để tạo ra cân bằng năng lượng cho từng cơ thể riêng biệt theo mục đích cải thiện sức khỏe và nâng cao năng lực tinh thần.

Khác với các chế độ ăn kiêng khác như ăn chay (tránh sát sinh), ăn kiêng giảm cân (tránh tăng cân cơ thể) hay ăn kiêng của vận động viên (thi đấu một môn thể thao nào đó)…chỉ tính trên lượng calo nạp vào cơ thể và gia giảm chúng, thì ăn kiêng Ayurvedic lại dựa trên nguyên tắc ngũ hành là:

  • Khí: Gọi là Vayu
  • Thủy: Gọi là Jala
  • Trời: Gọi là Akash
  • Hỏa: Gọi là Teja
  • Thổ: Gọi là Prithvi

2. Cách thực hiện chế độ ăn kiêng Ayurvedic

Để thực hiện chế độ ăn kiêng Ayurvedic bạn cần phải:

  • Xác định dosha cho cơ thể mình
  • Xác định chế độ ăn phù hợp với dosha của bản thân

Bạn có thể tự xác định cho mình, nhưng với một số người có thể hỏi kinh nghiệm của những người đã và đang áp dụng chế độ ăn kiêng Ayurvedic cho bản thân họ và bạn sẽ có được những kiến thức cần thiết tốt cho bản thân hơn.

2.1. Xác định dosha

che-do-an-kieng-ayurvedic-la-gi-co-loi-gi-doi-voi-suc-khoe-202202100059008310

Theo nguyên tắc ngũ hành trên, chế độ ăn kiêng Ayurvedic được chia làm ba loại dosha – gọi là năng lượng lưu thông trong cơ thể con người. Cụ thể là ba loại sau:

  • Dosha Pitta (hỏa kết hợp với thủy): Có vai trò kiểm soát sự đói, khát và nhiệt độ cơ thể.
  • Dosha Vata (khí kết hợp với trời): Có vai trò duy trì sự cân bằng điện phân và chuyển động của con người.
  • Dosha Kapha (thổ kết hợp với thủy): Có vai trò thúc đẩy các chức năng khớp.

2.2. Các đặc điểm của dosha để bạn tự xếp loại vào nhóm dosha nào

Để theo chế độ ăn kiêng Ayurvedic, bạn phải xác định mình sẽ thuộc nhóm dosha nào thông qua các biểu hiện sau và giúp bạn lựa chọn các loại thực phẩm giúp cân bằng lại cơ thể.

Dosha Pitta có các biểu hiện sau:

  • Về đặc tính: Thông minh, nhanh nhẹn, quyết đoán và nóng tính.
  • Về thể trạng: Có cấu trúc thể chất trung bình. Có thể mắc các bệnh về chứng khó tiêu, tim hay huyết áp cao.

che-do-an-kieng-ayurvedic-la-gi-co-loi-gi-doi-voi-suc-khoe-202202100059595761

Về thực phẩm như sau:

Loại thực phẩm Nên ăn Hạn chế hay không nên
Protein Thịt gia cầm (lượng nhỏ), trứng: Lòng trắng, đậu phụ Thịt đỏ và hải sản, trứng: Lòng đỏ
Sữa Sữa, ghee, bơ Kem chua, phô mai
Trái cây Loại ngọt, chín tự nhiên như: Cam, lê, dứa, chuối, dưa, xoài Loại chua hay chưa chín như: Nho, bơ, đu đủ, anh đào chua, cốc, khế, sấu
Rau Thuộc loại ngọt và đắng: Bắp cải, súp lơ, cần tây, dưa chuột, bí xanh, rau xanh, khoai lang, cà rốt Ớt, củ cải đường, hành tây, cà chua, hành tím
Các loại đậu Đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ Các loại đậu còn lại
Các loại ngũ cốc Lúa mì, lúa mạch, yến mạch Gạo lứt, ngô, lúa mạch đen
Quả có nhân và hạt Hạt bí, hạt hướng dương, dừa (lượng nhỏ) Hạnh nhân, hạt điều, lạc, quả hồ trăn, óc chó, hạt vừng, kê
Thảo mộc và gia vị Hạt tiêu đen, thì là, quế, ngò nghệ (lượng nhỏ) Các loại thảo mộc và gia vị khác

Dosha Vata có các biểu hiện sau:

  • Về đặc tính: Sáng tạo, tràn đầy năng lượng và hoạt bát.
  • Về thể trạng: Cơ thể thường gầy, khung xương nhẹ. Có thể mắc các bệnh về tiêu hóa, cơ thể khi mất cân bằng thường lo lắng và mệt mỏi.

che-do-an-kieng-ayurvedic-la-gi-co-loi-gi-doi-voi-suc-khoe-202202100112588118

Về thực phẩm như sau:

Loại thực phẩm Nên ăn Hạn chế hay không nên
Protein Thịt gia cầm và hải sản (lượng nhỏ), đậu phụ Thịt đỏ
Sữa Sữa, bơ, sữa chua, phô mai, ghee Các loại sữa cùng loại
Trái cây Loại ngọt và chín hoàn toàn như: Chuối, việt quất, dâu tây, bưởi, xoài, đào và mận Quả khô, chưa chín như: Nam việt quất, nho khô, lựu và lê
Rau và củ Rau trồng trong đất, củ như: Củ cải, khoai lang, hành tây, cà rốt Các loại rau sống, bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, nấm, khoai tây, cà chua
Các loại đậu Đậu xanh, đậu lăng Đậu đen, đậu tây đỏ và đậu hải quân
Các loại ngũ cốc Nấu chín như gạo, yến mạch Kiều mạch, lúa mạch đen, lúa mì, quinoa
Quả có nhân và hạt Quả óc chó, hồ trăn, hạt chia, hướng dương và lanh Kê, hạt rau mùi
Thảo mộc và gia vị Thảo quả, thì là, húng quế, đinh hương, húng tây, hạt tiêu đen, oregano Thảo mộc đắng hay chát như: Rau mùi tây, húng tây

Dosha Kapha có các biểu hiện sau:

  • Về đặc tính: Bình tĩnh, tính trầm và trung thành
  • Về thể trạng: Có cấu trúc thể chất hơi dày, chắc chắn và thường hay bị các vấn đề về cân nặng. Có thể mắc các bệnh hen suyễn, trầm cảm hay tiểu đường.

che-do-an-kieng-ayurvedic-la-gi-co-loi-gi-doi-voi-suc-khoe-202202100119013719

Về thực phẩm như sau:

Loại thực phẩm Nên ăn Hạn chế hay không nên
Protein Thịt gia cầm (lượng nhỏ), trứng: Lòng trắng, hải sản Thịt đỏ, tôm, trứng: Lòng đỏ
Sữa Táo, việt quất, lê, lựu, anh đào, trái cây khô như: Nho khô, quả sung, vải khô Chuối, dừa, xoài, quả sung tươi
Rau Rau xanh, măng tây, hành tây, khoai tây, nấm, củ cải, đậu bắp Khoai lang, cà chua, bí xanh, dưa chuột
Các loại đậu Đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu hải quân Đậu nành, đậu tây đỏ, miso
Các loại ngũ cốc Yến mạch, lúa mạch đen, kiều mạch, ngô, kê Gạo, lúa mì, ngũ cốc nấu chín
Quả có nhân và hạt Hạt bí, hướng dương, lanh (lượng nhỏ) Hạt điều, hồ đào, hạt thông, hạt vừng, quả óc chó
Thảo mộc và gia vị Thì là, hạt tiêu đen, nghệ, gừng, quế, húng quế, oregano và húng tây Các loại thảo mộc và gia vị còn lại

3. Lợi ích của chế độ ăn kiêng Ayurvedic đối với sức khỏe

Chế độ ăn kiêng Ayurvedic đã được thực hiện từ rất lâu ở Ấn Độ trước khi được lan truyền ra thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là do chế độ ăn kiêng này đã có tác dụng rất tốt đến sức khỏe và tinh thần của người ăn. Đó là:

3.1. Khuyến khích hạn chế thức ăn chế biến sẵn hay công nghiệp

Thực phẩm khi ăn theo chế độ hầu hết là đủ chất dinh dưỡng, tươi và an toàn thực phẩm. Qua nấu, bạn kiểm soát được thực phẩm an toàn, ăn chín, uống sôi phù hợp với khẩu vị của từng người cũng như tránh được lãng phí thức ăn và đổ bỏ.

che-do-an-kieng-ayurvedic-la-gi-co-loi-gi-doi-voi-suc-khoe-202202100125048780

Theo chế độ ăn kiêng Ayurvedic chắc chắn bạn sẽ nói không với thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm công nghiệp và hạn chế được việc đưa vào cơ thể các chất độc hại như muối, đường công nghiệp, các chất bảo quản và phẩm màu công nghiệp là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, huyết áp hay hư thận…

3.2. Đạt được mục đích của bạn

Thông thường, để theo đuổi một chế độ ăn kiêng sẽ có mục đích do người ăn tự đặt ra như: Giảm hay tăng cân nặng, chữa bệnh, tăng cường vận động hay tránh sát sanh…

che-do-an-kieng-ayurvedic-la-gi-co-loi-gi-doi-voi-suc-khoe-202202100125225513

Thực hiện ăn theo chế độ ăn kiêng Ayurvedic sẽ giúp bạn hiểu cơ thể mình rõ hơn, kiểm soát được năng lượng lưu thông trong cơ thể mình và thúc đẩy chánh niệm, tức là giảm thiểu được tối đa các phiền nhiễu trong bữa ăn và giúp bạn thưởng thức trọn vẹn hương vị cũng như thành phần món ăn.

Chánh niệm rất tốt đối với sức khỏe mỗi người vì khi bạn có chánh niệm, bạn đã gạt bỏ được những suy nghĩ tiêu cực về bệnh tật bản thân mình, giúp giảm lo âu, căng thẳng và mệt mỏi cũng như hiểu rõ các loại thực phẩm hơn.

4. Những lưu ý khi thực hiện chế độ ăn kiêng Ayurvedic (tác hại)

Chế độ ăn kiêng nào cũng có những mặt hạn chế mà bạn cần lưu ý khi áp dụng.

4.1. Gây nhầm lẫn và gò bó

Nhầm lẫn

Sự thật là để thực hiện đúng các chế độ dosha, bạn phải tự xác định mình thuộc loại dosha nào thì mới có thể áp dụng được việc nên ăn hay hạn chế, không ăn các loại thực phẩm nào. Đây là một khái niệm do không có định lượng mà chỉ theo định tính, nên có thể bạn thuộc đặc tính bên dosha này nhưng lại có cấu trúc cơ thể của bên dosha kia và mắc bệnh của dosha khác nữa do cơ địa bạn đã bị một phần bệnh từ thói quen ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc…

Gò bó

Việc ăn kiêng Ayurvedic là rất tốt nhưng khó áp dụng nếu bạn là người của công việc, thường xuyên ăn ngoài và thường xuyên di chuyển. Nếu bạn tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn hay hạn chế ăn mà không có sự chuẩn bị trước sẽ ảnh hưởng đến nhịp điệu sinh học của cơ thể bạn.

che-do-an-kieng-ayurvedic-la-gi-co-loi-gi-doi-voi-suc-khoe-202202100125582482

4.2. Có thể gây mất cân bằng trao đổi chất

Ăn kiêng Ayurvedic theo chế độ dosha trong một thời gian dài có thể sẽ tạo ra sự thiếu hụt về dưỡng chất đối với các loại thực phẩm mà bạn hạn chế ăn hay loại bỏ hoàn toàn. Dù các thực phẩm đó có cung cấp các loại thành phần không tốt với cơ thể bạn nhưng nó cũng chứa một số chất hay vitamin mà cơ thể bạn cần dung nạp vào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Cách tốt nhất là bạn cũng nên định kỳ bổ sung tất cả các chất mà bạn hay thường không ăn hay không thích ăn để đảm bảo đủ dưỡng chất và vi lượng cho cơ thể, tránh mất cân bằng trao đổi chất trong cơ thể.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chế độ ăn kiêng Ayurvedic đã đem lại những lợi ích không nhỏ cho những người đang theo đuổi. Thu Hà khuyên bạn nên cân nhắc và áp dụng phù hợp với cơ thể và sức khỏe bạn mỗi ngày tốt hơn.

Nguồn: healthline.com