Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi theo kiểu Nhật
Những chế độ ăn theo chế độ của người dân Nhật luôn được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Không chỉ dành riêng cho người lớn, mà các bé trong độ tuổi 5 tháng tuổi cũng được xây dựng 1 chế độ ăn riêng để giúp các bé phát triển tốt. Vậy thì các mẹ hãy cùng xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi theo kiểu Nhật với Thu Hà trong bài viết này nhé!
1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, ăn dặm kiểu nhật là 1 phương pháp ăn dặm có kế hoạch rõ ràng và mang tính khoa học cao để giúp bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và không bị kén ăn. Ở phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ sẽ được khuyến khích cho bé tự lập như tự cầm muỗng múc thức ăn.
Phương pháp này kéo dài từ khi em bé 5 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi và cho bé ăn theo nhu cầu chính của bé. Các món ăn dặm của bé sẽ được bắt đầu từ loãng, mịn đến đặc sệt, thô dần và khoảng cách chuyển đổi thức ăn không quá dài, để bé không có cảm giác bị chán ăn.
2. Quy tắc ăn uống trong chế độ ăn dặm kiểu Nhật
Bữa ăn: Bé 5 tháng tuổi sẽ ăn 1 bữa dặm/ ngày và 2 bữa/ ngày với bé 6 tháng tuổi.
Thời gian ăn: Các mẹ nên cho bé 5 tháng tuổi ăn bữa dặm vào sáng lúc 10 giờ, và tăng lên 1 bữa vào buổi tối trước 7 giờ với bé 6 tháng tuổi.
Độ thô, sệt của cháo: Bạn nên nấu cháo ăn dặm của bé theo tỉ lệ 1 gạo: 10 nước.
Chất đạm: 5 – 10gr trong hỗn hợp ăn dặm
Tinh bột: 5 – 30gr trong hỗn hợp ăn dặm
Rau (chất xơ): 5 – 20gr trong hỗn hợp ăn dặm
Đối với thực phẩm mới, bạn nên bắt đầu cho bé ăn 1 lượng nhỏ 5ml (1 muỗng cà phê) để bé tập làm quen.
3. Các thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Tinh bột: Bổ sung chủ yếu từ gạo, bánh mì (sandwich, baguette), khoai tây, khoai lang, khoai môn,…
Chất Đạm: Bổ sung chủ yếu từ đậu hũ, cá trắng, lòng đỏ trứng, đậu hà lan, sữa chua, phô mai tươi,…
Vitamin và chất khoáng: Bổ sung chủ yếu từ cà rốt, bí đỏ, cà chua, bông cải xanh, củ cải, rau chân vịt, táo, dâu, quýt, chuối,…
4. Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi
4.1. Gợi ý xây dựng chế độ ăn
Tuần đầu tiên: Các mẹ cho bé ăn ăn dặm bằng cháo trắng với lượng 1 – 2 muỗng cà phê (5 – 10ml).
Tuần thứ hai: Các mẹ tăng lượng cháo trắng lên 3 – 5 muỗng cà phê (15 25ml). Để phong phú hơn mẹ có thể nấu chung với cà rốt, bí đỏ, cà chua mỗi loại 1 muỗng cà phê (ml),
Tuần thứ ba: Mẹ có thể tăng lượng cháo trắng lên 2 – 3 muỗng canh (30 40ml) và nấu cùng các loại rau củ như rau ngót, su hào, rau cải bó xôi mỗi loại 1 muỗng cà phê (10ml). Tổng lượng mà bé nên nạp vao mỗi ngày là khoảng 40 50ml.
Tuần thứ tư: Ở tuần này, các mẹ vẫn duy trì thực đơn và số lượng cho các bé như ở tuần thứ 3.
5. Các món ăn dặm cho bé
5.1. Cháo ăn dặm chùm ngây
Nguyên liệu: 20gr rau chùm ngây, 20gr gạo, 20gr tôm, 5ml dầu olive.
Cách làm: Xay nhuyễn rau chùm ngây và tôm. Sau đó nấu cháo và cho hỗn hợp đã xay và khuấy đều.
5.2. Cháo ăn dặm tôm cà rốt
Nguyên liệu: 100gr tôm, 150gr gạo, 1 củ cà rốt.
Cách làm: Xay nhuyễn tôm và cà rốt rồi lượt qua rây cho mịn. Sau đó bạn khuấy đều và cho vào cháo đã chín.
5.3. Ăn dặm bột khoai và tôm
Nguyên liệu: 1 củ khoai từ, 100gr tôm
Cách làm: Luộc chín tôm và khoai từ, tiếp theo cho vào máy xay chung với 10ml nước đến khi hỗn hợp mềm mịn.
5.4. Ăn dặm cháo ngô
Nguyên liệu: 100gr gạo, 100gr hạt ngô, 1 quả trứng gà, 1 miếng phô mai.
Cách làm: Xay ngô nhuyễn ra rồi cho vào nấu cùng với cháo. Khi cháo gần chín bạn cho lòng đỏ trứng gà và phô mai vào, khuấy đều là xong.
5.5. Ăn dặm cháo thịt bò khoai lang
Nguyên liệu: 50gr gạo tẻ, 100gr thịt bò, 100gr khoai lang.
Cách làm: Xay nhuyễn khoai lang và thịt bò. Sau đó bạn cho vào cháo và khuấy đều đến khi cháo chín là được.
5.6. Ăn dặm cháo cá hồi rau ngót
Nguyên liệu: 20gr cá hồi, 30gr rau ngót, 1 tô cháo trắng.
Cách làm: Cá hồi bạn luộc rồi dằm nhỏ. Rau ngót lặt sạch, vò sơ và cắt nhuyễn. Sau đó nấu cháo rồi cho rau ngót, cá hồi vào khuấy đều là xong.
6. Cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Thức ăn phải được xay, nghiền nhuyễn, mịn và chỉ bắt đầu cho bé ăn 1 lượng nhỏ để bé tập quen.
Thực đơn cho bé phải nên phong phú để mẹ hiểu rõ được khẩu vị yêu ghét của bé.
Nên cho bé tập làm quen với món ăn mới trước 3 – 4 ngày.
Nên để ý bé trong quá trình tập ăn dặm. Đồng thời cũng nên quan sát các dấu hiệu dị ứng của bé nếu trong thành phần nguyên liệu có cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò,… và dừng ngay nếu bé bị dị ứng, tiến hành đưa bé đi bác sĩ để kiểm tra.
Không nên ép bé ăn nếu bé không thích. Sau đó dừng khoảng 2 – 3 ngày mới cho bé ăn lại với món ăn đã được nấu mềm hơn.
Nên cho bé tập ăn mỗi món mới một lần để tránh tình trạng trộn lẫn khiến bé bị dị ứng.
Trên là một số thông tin Thu Hà chia sẻ về xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi theo kiểu Nhật. Hy vọng sau khi đọc xong các mẹ có thể tự tin xây dựng cho bé 1 chế độ ăn dặm phù hợp nhé!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec