1. Rau quả cứng
Nấm rất khó sinh sôi qua những vật cứng, do đó đối với các loại rau quả cứng như cà rốt, dù bị nấm mốc bạn chỉ việc cắt bỏ lớp nấm mốc là có thể sử dụng như thông thường.
Lưu ý bạn nên cắt sâu vào trong 1 2cm, như vậy sẽ đảm bảo nấm mốc bên ngoài đã bị loại bỏ hết, không làm ảnh hưởng sức khỏe.
2. Phô mai
Với những loại phô mai có độ cứng như parmesan, cheddar thì nấm mốc cũng tốn rất nhiều thời gian để tấn công vào bên sâu bên trong.
Do vậy chỉ cần loại bỏ phần nấm mốc bên ngoài là bạn đã có thể sử dụng chúng, tuy nhiên bạn cẩn thận kẻo nấm mốc bám trên dao có thể dính vào bên trong phô mai.
Hãy ngửi mùi phô mai và nếm thử bên trong, nếu không có mùi lạ, vị lạ thì có thể sử dụng.
3. Bánh mì
Chiếc bánh mì của bạn xuất hiện nấm trắng hay xanh ở bên ngoài, nếu chúng chưa chuyển sang màu xám đen bạn vẫn có thể cắt bỏ và sử dụng phần ruột bánh bên trong đấy.
4. Củ hành tây
Hành tây khi lưu giữ ở nơi ẩm dễ gây ra nấm mốc. Nếu lớp nấm chỉ xuất hiện bên ngoài, chưa ăn sâu vào trong và hành tây của bạn không có tình trạng nhũn nước thì bạn vẫn có thể bỏ đi phần có nấm mốc và sử dụng phần còn lại của củ hành tây.
5. Quả họ cam chanh
Với những loại quả có họ cam chanh bị mốc bên ngoài, bạn nên dùng vải sạch thấm giấm hoặc nước nóng lau sạch lớp mốc.
Hãy lột bỏ lớp vỏ và chắc rằng nấm mốc chưa ăn vào ruột quả thì bạn có thể sử dụng chúng.
Xem thêm: Gạo mốc có ăn được không?
Thông tin tham khảo: eva.vn
Một số loại thực phẩm vẫn có thể tận dụng khi bị nấm mốc, nhưng không nên thường xuyên áp dụng cách này. Nếu mốc xuất hiện quá nhiều thì để đảm bảo an toàn, tốt nhất là bạn nên bỏ chúng đi.
Thu Hà