Trang chủ Mẹo bếp núc Thói quen ăn đồ hâm lại rất hại, đặc biệt là 6 loại thực phẩm sau

Thói quen ăn đồ hâm lại rất hại, đặc biệt là 6 loại thực phẩm sau

79 lượt xem

Thông thường các đồ ăn thừa sau mỗi bữa ăn được cất vào tủ lạnh, bạn cứ nghĩ việc bảo quản đồ ăn bằng tủ lạnh đã an toàn. Tuy nhiên sau nhiều nghiên cứu khoa học đã minh chứng rằng việc bảo quản thức ăn bằng tủ lạnh và ăn thức ăn hâm lại không đúng cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

1. Ăn đồ hâm lại liệu có tốt cho sức khỏe?

Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm của Anh (FSA) và Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu u (EUFIC) đã khuyên rằng không nên hâm nóng lại thức ăn vì những nguy hại có thể xảy ra với sức khỏe.

Bên cạnh đó, Theo Tiến sĩ Lâm Văn Mân – Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Chuyển giao công nghệ Viện An toàn thực phẩm còn cho biết : Việc cất thức ăn thừa vào tủ lạnh để hôm sau hâm nóng lại và ăn là không nên. Bởi trong thực phẩm thừa có nhiều vi sinh vật gây hại. Khi cho thức ăn thừa vào tủ lạnh, những vi sinh vật đó chỉ ngừng hoạt động. Vì vậy. lấy thức ăn ra hâm nóng lại cũng không thể tiêu diệt các vi khuẩn này và người ăn dễ nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao. Tóm lại, ăn đồ hâm lại sẽ không tốt cho sức khỏe, dễ gây ngộ độc thực phẩm.

2. Các loại thực phẩm hạn chế hâm nóng lại

Thức ăn thừa từ tối hôm trước có thể là đồ ăn rất tiện lợi khi bạn cần một bữa trưa nóng hổi và có sẵn, nhưng bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi hâm nóng lại những thực phẩm này. Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương – trưởng Khoa nội soi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đưa ra danh sách một số thực phẩm hạn chế hâm nóng lại.

2.1. Thịt gà

an-do-ham-lai-lieu-co-tot-cho-suc-khoe-202110221552095487

Thịt gà và các loại thịt khác rất dễ bị nhiễm vi khuẩn salmonella. Nếu như hâm nóng lại thịt gà thừa bằng lò vi sóng sóng nhiệt không thể xâm nhập vào toàn bộ thịt gà từ bên ngoài, miếng gà bị nhiễm vi khuẩn không được đun đủ nóng sẽ không thể tiêu diệt được hết vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Một lời khuyên rằng không nên ăn thịt gà dư hâm nóng vì thịt gà chứa protein cao hơn thịt đỏ, sau khi được hâm nóng protein bị phân hủy khác nhau có thể gây khó chịu dạ dày.

2.2. Cơm nguội

an-do-ham-lai-lieu-co-tot-cho-suc-khoe-202110221552214052

Cơm nên được ăn hết ngay sau khi nấu, không nên để lại qua đêm. Trong cơm nguội có thể gây ngộ độc do sự tồn tại của vi khuẩn có khả năng kháng cao được gọi là Bacillus Cereus. Khi đủ nhiệt độ vi khuẩn bị tiêu diệt nhưng tạo ra các bào tử độc hại.

Bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh và hâm nóng nhiều lần sẽ biến các bào tử gạo thành chất độc hại cho dạ dày.

2.3. Trứng

an-do-ham-lai-lieu-co-tot-cho-suc-khoe-202110221552364538

Theo báo Thanh Niên, trứng chứa nhiều hàm lượng protein nên cũng được khuyến cáo chỉ nên luộc hoặc nấu chính một lần. Theo các nhà khoa học, do trứng có lượng protein cao nên chứa nhiều nitơ có thể bị oxy hóa do hâm nóng đây là chất gây ung thư.

Lòng đỏ của trứng khi hấp, luộc, rán chứa canxi và các chất dinh dưỡng khác. Khi bị tác động bởi nhiệt độ cao nhiều lần thì lòng đỏ trứng bị biến chất gây hại cho cơ thể.

2.4. Rau quả với lượng Nitrat cao

an-do-ham-lai-lieu-co-tot-cho-suc-khoe-202110221552493355

Nitrat là hợp chất tự nhiên có trong cơ thể con người và một số loại rau quả. Một số loại rau có lượng nitrat cao như cải bó xôi, cần tây, cà rốt,…. Đối với những loại rau này bạn nên tránh hâm nóng hoặc đun sôi. Vì lượng nitrat sẽ chuyển thành lượng nitrit chất gây ung thư cho cơ thể. Hay củ cải nếu hâm nóng trong lò vi sóng sẽ được sang trạng thái axit hóa gây ảnh hưởng đến ruột non.

2.5. Nấm

an-do-ham-lai-lieu-co-tot-cho-suc-khoe-202110221553002209

Trong nấm chứa nhiều khoáng chất và protein. Khi hâm nóng lại lượng protein bị phá vỡ tạo ra các độc tố chứa nitơ bị oxy hóa hình thành các gốc tự do. Các chất dinh dưỡng biến thành độc tố có hại cho dạ dày và tim mạch.

2.6. Khoai tây

an-do-ham-lai-lieu-co-tot-cho-suc-khoe-202110221553128312

Theo báo Thanh Niên, khoai tây một thực phẩm giàu vitamin B6, kali, vitamin C chịu ảnh hưởng nhiệt độ cao chúng sẽ được chuyển hóa tạo thành Clostridium Botulinum (vi khuẩn gây ngộ độc). Vi khuẩn được tạo ra phát triển ngay trong nhiệt độ phòng, nếu bảo quản trong tủ lạnh bạn chỉ nên ăn trong vòng 1 – 2 ngày.

3. Bí quyết bảo quản thực phẩm thừa an toàn

Sức khỏe gia đình cần được đảm bảo, một số cách bảo quản thức ăn thừa an toàn, đúng cách bạn cần biết:

  • Thức ăn cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C và hâm nóng tới nhiệt độ ít nhất 60 độ C.
  • Cất đồ ăn trong ngăn có đủ độ lạnh. Thường xuyên dọn tủ lạnh, nếu tủ lạnh quá đầy khí lạnh sẽ không lưu thông thực phẩm dễ bị hỏng tạo ra vi khuẩn.
  • Cất đồ ăn vào tủ lạnh sớm. Trong vòng 2 tiếng sau khi nấu thức ăn phải được bảo quản.
  • Thời gian bảo quản các món ăn: món ăn từ thịt không quá 2 ngày, cơm nguội bỏ tủ lạnh 1 tiếng sau khi nấu và không giữ trong tủ lạnh quá 6 ngày.

Thu Hà đã chia sẻ đến bạn những kiến thức cần thiết về các nhóm thực phẩm không nên ăn và cách bảo quản thực phẩm an toàn đối với những thức ăn hâm lại. Bạn cần chú ý để tránh gây ngộ độc thực phẩm cho cả nhà.

Nguồn: báo Thanh Niên