1. Muối tinh
Muối tinh hay còn gọi là muối iốt, là loại muối kết tinh có dạng hình lập phương, kích thước nhỏ nhất trong các loại muối. Chính vì tính hòa tan của muối tinh cao nên được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, độ mặn khá cao, gấp 4 đến 5 lần so với muối ăn thông thường. Công dụng của muối tinh thường được thể hiện rõ nét trong làm bánh, vì chúng không làm vỡ đi kết cấu, giúp bánh trong đẹp hơn.
2. Muối ăn chuyên dụng
Muối ăn chuyên dụng dành cho nấu ăn có hình dáng thanh mảnh, to hơn muối tinh. Đây là loại muối thường được các đầu bếp chuyên nghiệp trên khắp thế giới thường xuyên sử dụng bởi vì chúng có độ mặn hợp lí, dễ nêm nếm món ăn. Đối với loại muối ăn này, bạn có thể dùng để ướp các loại thịt trắng như thịt gà, thịt heo. Tuy nhiên, để tránh thiếu chất, bạn có thể trộn muối ăn chuyên dụng với muối tinh để sử dụng.
3. Muối biển hạt nhỏ
Đây là loại muối không có hình dáng nhất định, chủ yếu là các hạt nhỏ, được sản xuất trực tiếp từ nước biển, chính vì thế hàm lượng khoáng chất cao hơn các loại muối kể trên. Đây là loại muối thích hợp cho việc ướp các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cá, tôm… Muối biển cũng có công dụng tẩy tế bào chết trên da cũng rất tốt và bạn nên nhớ chỉ tẩy 1 lần 1 tuần thôi nhé.
4. Muối hột
Muối hột cũng là một dạng của muối biển, tuy nhiên chúng có kích thước lớn hơn, hạt rất to. Vì vậy, muối biển thường được sử dụng trong việc bảo quản và rửa sạch các loại cá. Với việc chà sát muối hột lên thịt hoặc cá, giúp rửa sạch và giảm bớt mùi tanh rất hiệu quả. Ngoài ra, muối biển hột lớn thường được mọi người pha với nước ấm để ngâm chân giúp thư giản, giảm bớt đau nhức do vận động quá nhiều.
Ngoài những loại muối ở trên, một số loại muối có màu sắc đặc biệt như muối hồng Himalaya, muối đỏ (muối diêm) cũng là một dạng muối ăn.
Hy vọng với những cách phân biệt mà Thu Hà chia sẻ, bạn đã có thể lựa chọn cho bản thân mình một loại muối ăn phù hợp. Có thể dùng để nấu ăn cũng như chăm sóc sức khỏe bản thân và những người thân yêu xung quanh mình.
Bạn sẽ quan tâm:
Có nên dùng bột canh thay muối?