1. Trứng nguyên quả
Cho trứng vào lò vi sóng sẽ làm cho trứng bị nổ do sức nóng bên trong. Nếu muốn chế biến trứng bằng lò vi sóng, bạn hãy đập trứng ra và đựng trong tô, chén bằng thủy tinh hay sành sứ, tiếp đó bạn dùng nĩa hoặc tăm đâm vào lòng đỏ để có chỗ thoát hơi và bọc màng nhựa lại (loại dùng cho lò vi sóng), rồi mới cho vào lò.
2. Trái cây
Các chất vitamin có trong trái cây sẽ bị mất đi nếu bạn cho trái cây vào lò vi sóng, nhất là trái nho dù là tươi hay khô cũng sẽ bị nổ tung và thải ra nhiều khí làm hỏng lò.
3. Một số loại rau củ
Những loại rau củ có ruột đặc như khoai tây, khoai lang, bí… sẽ bị nổ văng ra nếu cho vào lò vi sóng. Vì vậy, bạn hãy dùng một chiếc đũa hoặc cái nĩa chọc nhiều lỗ trên thân củ trước khi đưa vào lò. Cà rốt có chứa chất sắt, magiê và selen, đây chính là những chất có thể gây cháy, việc cho cà rốt vào lò vi sóng là rất nguy hiểm, có khả năng gây hỏng lò.
4. Bánh mì
Nếu bạn muốn hâm nóng lại bánh mì thì tốt nhất là bạn nên dùng lò nướng thay vì dùng lò vi sóng, để bánh mì không bị khô cứng, khó ăn.
5. Động vật có vỏ cứng
Với các loại hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, sò, ốc… khi nấu trong lò vi sóng sẽ gây ra mùi khó chịu, đồng thời chúng sẽ bị mất hết chất dinh dưỡng và không còn vị ngon nữa.
6. Nước sốt cà chua
Khi hâm nóng sôt cà chua trong lò vi sóng sẽ làm nước sốt văng khắp lò. Để tránh tình trạng này, bạn hãy dùng bọc nhựa chuyên dụng dành cho lò vi sóng và bọc kín miệng đĩa đựng nước sốt để nước sốt không bị bắn ra ngoài, giữ vệ sinh cho lò.
7. Thịt đông lạnh
Việc rã đông thịt trong lò vi sóng lâu hơn 5 phút sẽ mất đi chất dinh dưỡng có trong thịt, vì thế bạn chỉ nên rã đông thịt bằng cách để trong tủ lạnh qua đêm hoặc cho thịt vào túi nhựa rồi để dưới vòi nước đang chảy.
Sử dụng lò vi sóng cho các loại thực phẩm đúng cách sẽ đảm bảo các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm không bị mất đi cũng như kéo dài tuổi thọ cho thiết bị lò vi sóng bạn nhé.