Trang chủ Mẹo bếp núc Những sự thật về trứng mà chỉ người sành ăn mới biết

Những sự thật về trứng mà chỉ người sành ăn mới biết

86 lượt xem

1. Trứng cút giàu dinh dưỡng nhất

So với trứng gà, vịt, ngỗng, trứng cút là tốt nhất và phù hợp với người bệnh, người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.

– Trứng cút có hàm lượng Sắt và Vitamin A gấp 3 lần trứng gà.

– Lượng Cholesterol chỉ bằng 1/3 trứng gà.

Về lượng Protein, hàm lượng Protein trong trứng ngỗng cao gấp nhiều lần trứng gà và vịt nhưng chất béo và cholesterol trong trứng ngỗng cao nhất trong số các loại trứng, do đó, trứng ngỗng không tốt cho bà bầu hoặc những người có bệnh tim mạch. Trứng vịt và trứng gà có lượng Protein tương đương nhau nhưng trứng vịt có tổng lượng khoáng chất lớn hơn rất nhiều so với trứng gà, đặc biệt là sắt và Canxi.

2. Màu sắc của vỏ trứng không ảnh hưởng chất lượng trứng

Trứng có tốt hay không hoàn toàn không liên quan đến màu vỏ. Thường con gà có lông màu sậm sẽ đẻ trứng sậm màu, con gà có lông trắng sẽ đẻ trứng màu trắng. Có đôi khi, gà còn đẻ trứng màu xanh.

Thông thường, gà có lông màu sậm thường ăn khỏe hơn gà màu trắng, nên quả trứng màu sậm sẽ to hơn quả trứng màu trắng. Ngoài ra, quả trứng sậm màu có vỏ dày hơn trứng có màu trắng, nên hạn sử dụng cũng lâu hơn.

3. Màu sắc của lòng đỏ trứng không ảnh hưởng giá trị dinh dưỡng của trứng

Màu sắc lòng đỏ không ảnh hưởng đến giá trị của trứng mà ảnh hướng độ thơm ngon của trứng. Lòng đỏ trứng sậm màu chứng tỏ con gà có chế độ ăn phong phú, thường là những con gà nuôi thả vườn. Chúng biết cách tự tìm nguồn thức ăn, do đó, trứng của chúng có hương vị khá thơm ngon.

Trứng của con gà ăn ngô, lúa, ngũ cốc, các loại rau củ giàu sắc tố xanthophyll sẽ có lòng đỏ màu vàng cam sậm. Trứng của con gà chỉ thường ăn lúa sẽ có màu vàng hoặc vàng nhạt.

4. Trứng hai lòng không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng

nhung-su-that-ve-trung-ma-chi-nguoi-sanh-an-moi-biet-2_800x450

Trứng hai lòng là hiện tượng sinh lý bình thường, không những không ảnh hướng đến sức khỏe người dùng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn trứng một lòng, quả trứng cũng to hơn so với một lòng.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng trứng hai lòng vì lòng đỏ trứng chứa nhiều Cholesterol, không tốt cho người có bệnh tim mạch, bệnh mỡ trong máu…

5. Ăn trứng lòng đào là tốt nhất

– Ăn trứng sống cơ thể chỉ hấp thu được 30% – 50% dinh dưỡng. Ăn trứng sống còn ngăn cản cơ thể hấp thụ Vitamin và dưỡng chất, lòng trắng trứng sống còn có thể bị nhiễm khuẩn.

– Ăn trứng luộc chín quá sẽ khiến các ion kim loại trong lòng đỏ và các ion lưu huỳnh trong lòng trắng hình thành chất sunfua kim loại rất khó hấp thu.

– Ăn trứng chần cơ thể hấp thu được 92,5% dinh dưỡng.

– Ăn trứng chiên cơ thể hấp thu được 81,1% dinh dưỡng.

nhung-su-that-ve-trung-ma-chi-nguoi-sanh-an-moi-biet-4_800x450

– Nên ăn trứng luộc lòng đào dẻo là tốt nhất, cơ thể hấp thu được đến 98% chất dinh dưỡng.

Xem thêm: Ăn trứng luộc hay trứng chiên tốt hơn?

6. Luộc sôi trứng rồi ủ, sẽ cho ra trứng lòng đào

Có nhiều cách để luộc trứng lòng đào, nhưng đơn giản nhất là luộc sôi, tắt bếp và ủ trứng nguyên trong nồi. Thời gian ủ trứng tùy vào sở thích ăn trứng của bạn:

– 3 phút: Lòng đỏ còn chảy, lòng trắng đông lại.

– 6 phút: Lòng đỏ còn chảy ở giữa.

– 8 phút: Lòng đỏ dẻo.

– 10 phút: Lòng đỏ mềm.

– Từ 12 phút trở lên là trứng đã chín hoàn toàn.

7. Dấu hiệu nào cho thấy trứng còn mới?

Những quả trứng có vỏ còn nhám, có lớp phấn bao ngoài vỏ, khi giơ trước ánh sáng, lỗ khí rất nhỏ, quả trứng cầm nặng tay thì đó là trứng mới.

Theo tiêu chuẩn ở Pháp, những quả trứng vừa đẻ có lỗ khí dưới 2 mm2, trứng rất tươi là 4 mm2, trứng tươi là 6 mm2 và từ 9 mm2 trở lên là trứng đã để lâu.

8. Không nên rửa trứng

Trứng gà vừa đẻ có một lớp màng bảo vệ từ 1000 15000 lỗ nhỏ li ti trên vỏ vừa đáp ứng sự hô hấp của trứng vừa ngăn vi trùng xâm nhập. Nếu rửa sạch vỏ trứng, lớp màng này sẽ mất đi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cách tốt nhất để vệ sinh vỏ trứng bị dơ là dung khăn bông mềm lau kỹ từng quả trứng.

9. Xếp đầu nhỏ của trứng xuống dưới để trứng khó bị vỡ

Vì sao xếp đầu nhỏ của trứng xuống dưới thì trứng khó bị vỡ? Bởi vì phần vỏ ở đầu to bao giờ cũng mỏng và dễ vỡ hơn phần vỏ đầu nhỏ, khi xếp đầu to xuống dưới, phần vỏ ở đầu to sẽ không chịu được trọng lượng trứng trong thời gian lâu. Bên cạnh đó, xếp đầu to của trứng ở dưới còn làm cho lòng đỏ trứng dính vào vỏ, trứng sẽ mau hư.

10. Trứng cũ dễ bóc hơn trứng mới

Khi luộc, trứng cũ sẽ dễ bóc vỏ hơn trứng mới. Trứng cũ là trứng có chứa không khí lọt vào trong quả trứng, do đó trứng không còn bám chặt vào vỏ trứng như trứng mới.

11. Trứng lộn giàu dinh dưỡng nhất

nhung-su-that-ve-trung-ma-chi-nguoi-sanh-an-moi-biet-3_800x450

Trứng lộn là loại trứng mà phôi thai mới thành hình được nửa chừng, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn trứng thường. Tuy nhiên, do có quá nhiều chất bổ dưỡng, trẻ em sẽ khó hấp thụ hết, dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Vì quá bổ dưỡng, trứng lộn cũng được khuyên không nên ăn nhiều, sẽ khó hấp thu.

12. Không có định mức chính xác về số lượng trứng nên nạp vào cơ thể

Trứng là loại thực phẩm giàu Protein, khoáng chất, Vitamin nhưng chứa ít Cholesterol gây hại, do đó, tùy nhu cầu, bạn có thể nạp 2 3 quả trứng mỗi tuần hoặc mỗi ngày một quả hoặc có thể nhiều hơn nếu cần bồi bổ sức khỏe.

13. Trứng bảo quản lạnh có thể để đến 2 tháng

Trứng thu hoạch ngay sau khi đẻ có thể bảo quản lên đến 2 tháng khi cho vào trong cùng của tủ lạnh. Nếu để trứng ở cửa tủ lạnh, thời gian bảo quản có thể ngắn hơn.

Những thông tin mà Thu Hà cung cấp sẽ giúp bạn chọn mua trứng và dễ dàng cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày với trứng. Hãy đến Thu Hà để chọn mua trứng đảm bảo nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm bạn nhé!

Nguồn tham khảo: giadinh.vnexpress.net