1. Rã đông thịt trong nước nóng
Nhiều lần bạn quên lấy thịt ra rã đông, do đó đến lúc cấp bách bạn lại chọn cách ngâm vào nước nóng với mục đích thịt sẽ rã đông nhanh. Nhờ đó, bạn mới chế biến thức ăn kịp thời. Tuy nhiên, rã đông bằng nước nóng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Nếu muốn dùng nước để rã đông, hãy dùng nước lạnh và đảm bảo nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ phòng. Lưu ý, cách 30 phút bạn nên thay nước 1 lần để ngừa sự hình thành của vi khuẩn nhé!
2. Rã đông thịt trên mặt bàn, đảo trên bếp
Một số bà nội trợ nghĩ rằng, môi trường nóng sẽ giúp thực phẩm rã đông nhanh, nhưng đây chính là sai lầm. Tùy vào kích thước của miếng thịt bạn sẽ mất vài giờ hoặc hơn để rã đông hoàn toàn. Nếu bạn để thịt đảo trên bếp hoặc mặt bàn mà không cho chúng vào đĩa sạch hay bát lớn sẽ khiến thịt tiếp xúc với nhiều vi khuẩn hơn. Để an toàn, hãy rã đông thịt trong ngăn mát tủ lạnh.
3. Để thịt lên ngăn trên cùng của tủ lạnh
Cho thực phẩm vào tủ lạnh đôi khi là nhiệm vụ khó khăn bởi tủ lạnh nhà nào cũng đầy ắp. Tuy nhiên, bạn không nên lười biếng mà nhét đại vào một khoảng trống ở ngăn trên cùng của tủ lạnh. Bởi nước từ thịt sống sẽ nhỏ xuống vào các thực phẩm khác. Do đó, hãy chọn ngăn dưới cùng hoặc ngăn thích hợp để rã đông an toàn.
4. Không rửa tay
Chúng ta không thể nhìn thấy được vi khuẩn, nhưng điều này không có nghĩa là chúng không tồn tại. Do đó, mỗi khi chạm vào thịt hoặc thứ gì đó, hãy tập cho mình thói quen rửa tay sạch sẽ để ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào. Ngoài ra, sau khi nấu ăn bạn cũng cần rửa tay sạch sẽ nhé!
5. Lò vi sóng
Nhiều người cho rằng, lò vi sóng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có cơ hội phát triển, nhưng cũng có người lại khẳng định nếu thức ăn được nấu ngay lập tức thì không gây nguy hiểm. Do đó, bạn hãy chế biến thực phẩm ngay sau khi rã đông bằng lò vi sóng nhé!
6. Rửa thịt
Nhiều người rửa thịt nhưng quên rửa tay trước khi làm điều đó. Điều này không hẳn sai nhưng với điều kiện tay bạn cần sạch sẽ. Một khi rửa thịt, từ bồn rửa cho tới tay của bạn đều bao phủ bởi vi khuẩn có hại. Do đó, hãy chắc chắn rằng những nơi nước thịt đã tiếp xúc phải được khử trùng đúng cách.
7. Không rã đông hết đã nấu
Sai lầm này sẽ khiến món ăn của bạn dở tệ. Lý do là thịt lạnh sẽ trở nên khá cứng khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ cao. Cách tốt nhất là nên để thịt rã đông hoàn toàn rồi mới nấu.
8. Nguy cơ lây nhiễm chéo
Có thể bạn không để ý nhưng tuyệt đối không dùng chung một vật dụng để đựng thịt sống và thịt chín. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo bởi nước từ thịt sống vẫn còn trên đĩa, khi bạn để thức ăn đã được nấu chín vào đó thì vấn đề này dễ xảy ra. Chính vì vậy, sau khi dùng thớt, dĩa, dao hoặc bất kỳ thứ gì tiếp xúc với thịt sống, hãy rửa chúng thật sạch.
Xem thêm: Cách rã đông và bảo quản thịt đúng cách
Trên đây là những sai lầm khi sơ chế thịt, đặc biệt là đối với thịt gia súc và gia cầm. Các bà nội trợ cần chú ý tránh phạm phải những sai lầm này để bảo vệ sự an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình mình.
Nguồn tham khảo: afamily.vn