1. Bánh bị khô
Để tránh bánh bị khô bạn phải chú ý độ hút nước của bột. Luôn để tay ở trạng thái ẩm, đầu ngón tay luôn có cảm giác dầu dính tay. Như vậy khi nhào bột dầu sẽ thấm dần, bột bánh sẽ trong hơn, mềm mịn hơn.
2. Bánh nhão
Bánh nhão thường do bạn cho quá nhiều dầu hoặc nước. Để tránh tình trạng này, khi trộn bột, bạn hãy cho phần dầu và nước vào từng chút một, liên tục đảo đều tránh nước dồn một phía.
Nếu bánh đã bị nhão bạn có thể từ từ cho thêm bột vào, lưu ý phải luôn đảo đều tay, tránh bột bị lợn cợn.
3. Bánh không sắc nét
Bột khi nhào quá kỹ, thời gian nghỉ quá lâu sẽ bị chai, khiến bánh khi đưa vào khuôn đóng không ra được hình ảnh sắc nét.
Bạn chỉ nên nhào đến khi bột bánh mịn, thành khối dẻo là có thể đóng bánh. Bột bánh cũng chỉ nên nghỉ từ 30 40 phút tùy theo khối lượng bột nhiều hay ít.
4. Bánh nhanh hư
Bánh nhân nhạt sẽ nhanh hư hơn bánh nhân ngọt, nhân nhiều nước, thiếu đường và dầu ăn cũng là chúng mau hư hơn rất nhiều.
Bánh dẻo thưởng chỉ có thể sử dụng trong 4 ngày tính cả ngày bắt đầu làm bánh. Do đó nếu bạn muốn để thời gian lâu hơn bạn nên làm bánh nhân ngọt, nếu không thích nhân ngọt bạn có thể đặt bánh trong hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh.
5. Vỏ bánh không trong mịn
Bánh không trong do bị bao bọc bởi nhiều lớp bột áo. Bạn nên hạn chế lăn bánh khi chuẩn bị đặt vào khuôn, dùng chổi nhẹ nhàng quét lớp bột áo bên ngoài. Sau đó mới đặt vào khuôn, như vậy bánh của bạn sau 1 ngày sẽ trong hơn.
Để bánh trung thu dẻo, thơm ngon bắt mắt bạn đừng quá bó buộc vào công thức mà nên thay đổi linh hoạt tùy theo loại bột mình sử dụng, cũng như sên nhân ngọt sao cho lượng nước và dầu ăn vừa thấm đều bánh.