Trang chủ Mẹo bếp núc Những điều cần lưu ý để ăn hạt dẻ không gây hại cho sức khỏe

Những điều cần lưu ý để ăn hạt dẻ không gây hại cho sức khỏe

176 lượt xem

Hạt dẻ với hương vị thơm ngọt là món ăn được ưa chuộng khi trời se lạnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bạn nên thận trọng khi ăn thức quà vặt này. Nếu bạn là một người yêu thích hạt dẻ thì đọc bài viết này ngay để biết cách ăn hạt dẻ đúng cách nhé!

1. Những nhóm người không được ăn hạt dẻ

Mặc dù là món ăn được ưa thích nhưng sau đây là những đối tượng không nên ăn hat dẻ:

  • Người cao tuổi: Chức năng tiêu hóa của người cao tuổi bị suy giảm, vì vậy nếu ăn quá nhiều hạt dẻ cùng lúc có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tỳ vị… Những người này chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe.
  • Người có các vấn đề về dạ dày: Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều hạt dẻ sẽ kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit, khiến cho dạ dày làm việc quá sức và có thể gây ra xuất huyết dạ dày.
  • Người bị tiểu đường: Hạt dẻ chứa hàm lượng tinh bột cao nên cần tránh ăn hạt dẻ để không làm lượng đường huyết tăng nhanh, đặc biệt là không nên ăn hạt dẻ rang đường.
  • Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau sinh: Những đối tượng này cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, không nên ăn quá 10 hạt dẻ mỗi ngày để tránh bị táo bón.
  • Trẻ nhỏ: Đây là đối tượng có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện do đó không nên ăn quá nhiều hạt dẻ để tránh gây đau bụng.

2. Những thực phẩm không được ăn cùng hạt dẻ

2.1. Thịt cừu

thich-an-hat-de-thi-phai-biet-nhung-luu-y-nay-de-khong-hai-suc-khoe-202112041950045912

Hạt dẻ và thịt cừu đều là thực phẩm có tính nóng, nếu ăn cùng lúc dễ gây nóng trong người. Các nguyên tố kim loại vi lượng trong thịt cừu sẽ tương tác hóa học với vitamin C trong hạt dẻ và phá hủy giá trị dinh dưỡng của vitamin C. Hơn nữa, cả hai đều tạo ra chất lắng cặn mà cơ thể con người khó tiêu hóa và hấp thụ.

2.2. Đậu phụ

thich-an-hat-de-thi-phai-biet-nhung-luu-y-nay-de-khong-hai-suc-khoe-202112041950173285

Đậu phụ chứa magie clorua và canxi sunfat, trong khi hạt dẻ chứa axit oxalic, khi hai loại thực phẩm kết hợp với nhau sẽ tạo ra chất kết tủa màu trắng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ lắng đọng hình thành sỏi thận.

2.3. Hạnh nhân

thich-an-hat-de-thi-phai-biet-nhung-luu-y-nay-de-khong-hai-suc-khoe-202112041950273149

Vì trong hạt hạnh nhân có chứa hàm lượng chất béo cao và dễ gây tiêu chảy nên không thể ăn cùng với hạt dẻ, đồng thời 2 loại hạt này đều có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho xương và dễ gây tái phát bệnh đau xương ở người già. Ăn kết hợp 2 thứ này sẽ dễ dẫn đến đau bụng và có thể khiến bệnh đau dạ dày tái phát.

2.4. Thịt bò

thich-an-hat-de-thi-phai-biet-nhung-luu-y-nay-de-khong-hai-suc-khoe-202112041950377607

Ăn hạt dẻ với thịt bò có thể gây nên các triệu chứng đầy bụng, nôn mửa, khó tiêu. Cũng giống như thịt cừu, thịt bò sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ và đồng thời chúng cũng không dễ tiêu hóa.

3. Những lưu ý khi ăn hạt dẻ

3.1. Không ăn quá nhiều

Hạt dẻ là tốt, nhưng ăn với số lượng thích hợp, mỗi lần không được ăn quá nhiều. Hạt dẻ cung cấp nhiều carbohydrate và năng lượng cho cơ thể. 5 hạt dẻ có lượng calo tương đương với 1 bát cơm trắng. Do đó, nếu ăn quá nhiều hạt dẻ sẽ gây tăng cân.

thich-an-hat-de-thi-phai-biet-nhung-luu-y-nay-de-khong-hai-suc-khoe-202112041950497412

Ngoài ra, vì chứa lượng tinh bột lớn và ít chất xơ nên dễ gây hiện tượng nóng trong, táo bón, chướng bụng, khó tiêu. Mỗi ngày một người bình thường chỉ nên ăn tối đa 10 hạt dẻ.

3.2. Không nên dùng đường để chế biến hạt dẻ

Để hạt dẻ có hương vị bùi ngọt thì mọi người thường hay tẩm ướp đường khi nướng rang hạt dẻ, tuy nhiên sử dụng nhiệt độ cao có thể làm đường bị cháy khét, sinh ra các chất gây ung thư. Bạn nên luộc, hấp hoặc hầm hạt dẻ với súp tuy không ngon bằng nướng, rang nhưng đảm bảo an toàn hơn.

thich-an-hat-de-thi-phai-biet-nhung-luu-y-nay-de-khong-hai-suc-khoe-202112041951006887

3.3. Thời gian ăn hạt dẻ

Hạt dẻ chỉ ăn trong bữa phụ lúc 9h sáng hoặc 15h chiều. Ăn hạt dẻ ngay sau bữa chính sẽ gây đầy bụng, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.

3.4. Không ăn hạt dẻ có hiệu nổi mốc

Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), hạt dẻ là một loại hạt trong nhóm hạt khô, quá trình sấy khô không đảm bảo thời gian lâu dài nên có nguy cơ mốc hỏng cực cao.

thich-an-hat-de-thi-phai-biet-nhung-luu-y-nay-de-khong-hai-suc-khoe-202112041951107604

Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Hạt dẻ nằm trong nhóm quả khô, khi bị mốc có thể gây nhiễm độc tố Aflatoxin, gây ung thư gan. Nếu bạn không lựa chọn kĩ hạt khi chế biến hoặc ăn sẽ vô tình nạp chất độc vào trong cơ thể.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay. Nếu mua hạt dẻ về mà chưa sử dụng hết thì bỏ vào hộp hoặc khay, cho vào ngăn đá nếu muốn để trên 10 ngày.

Hạt dẻ tuy ngon nhưng ăn không đúng cách sẽ vô cùng hại đúng không? Trên đây là những lưu ý về việc ăn hạt dẻ. Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ biết cách sử dụng loại hạt này để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tìm hiểu về hạt điều, giá trị dinh dưỡng, công dụng của hạt điều nữa nhé!

Nguồn: Báo Dân Trí