Trang chủ Dinh dưỡng Những điều cần biết về chế độ ăn sau sinh cho người mắc bệnh tiểu đường

Những điều cần biết về chế độ ăn sau sinh cho người mắc bệnh tiểu đường

49 lượt xem

Khi bị tiểu đường thai kỳ sau sinh, các mẹ bỉm sữa phải lưu ý rất nhiều điều trong chế độ ăn uống của mình. Thu Hà sẽ gợi ý một chế độ ăn vừa đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cân đối hỗ trợ cho việc điều trị tiểu đường thai kỳ sau sinh dưới đây.

1. Vì sao cần xây dựng chế độ ăn riêng cho mẹ bỉm bị tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ có thể tự biến mất khoảng 6 tuần sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát hiệu quả thì khả năng cao mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần sinh sau hoặc có thể chuyển sang tiểu đường loại 2. Ngoài ra, những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh so với người không bị tiểu đường.

Mẹ bỉm sữa cần điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập đều đặn có thể giúp đường huyết về mức an toàn. Đặc biệt dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp các mẹ có thể kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn mà không cần phải dùng thuốc đặc trị.

Để điều trị tiểu đường sau sinh, việc kiêng cử trong ăn uống khiến các mẹ lo lắng về việc giảm chất lượng sữa cho con bú. Vì vậy các mẹ bỉm cần lưu ý cân bằng chế độ dinh dưỡng thật khoa học để đảm bảo tốt cho cả mẹ và bé.

2. Mẹ bỉm bị tiểu đường sau sinh nên ăn gì?

Các mẹ sau khi chào đón thiên thần của mình thường tập trung 100% vào các con mà quên mất việc chăm sóc chính bản thân mình. Để khắc phục bệnh tiểu đường sau sinh, mẹ bỉm nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của mình các nhóm thực phẩm chứa những chất sau đây:

2.1. Protein

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, protein là chất dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể và đặc biệt là đối với các mẹ bị tiểu đường sau sinh. Chất này giúp cân bằng lượng đường trong máu.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như: thịt heo, thịt gà, cá, trứng gà, đậu nành,… nếu mẹ bỉm vừa trải qua việc sinh mổ thì cần cắt giảm các loại thịt đỏ, hải sản và trứng nhé.

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-sau-sinh-can-phai-luu-y-gi-202110262057296860

2.2. Chất béo không bão hòa

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, chất béo không bão hòa có vai trò to lớn cho cơ thể trong việc hạ đường huyết bằng cách cải thiện hiện tượng kháng insulin và giảm độc tố từ axit béo tự do trong cơ thể.

Một số thực phẩm có chứa thành phần này bao gồm: cá hồi, cá ngừ, quả bơ, đậu phộng, hạt điều,…

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-sau-sinh-can-phai-luu-y-gi-202110262058157096

2.3. Thực phẩm ít đường

Đối với các loại thực phẩm này, khi ăn đúng cách và ăn đủ lượng thì quá trình giải phóng đường vào máu diễn ra chậm rãi và ổn định.

Các thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, ví dụ như: các loại rau xanh, củ quả (đậu Hà Lan, cà rốt, đậu xanh,…), trái cây (táo, lê, cam,…).

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-sau-sinh-can-phai-luu-y-gi-202110262058319279

3. Những thực phẩm mẹ bỉm bị tiểu đường không nên ăn

Việc kiêng khem một số loại thực phẩm khi điều trị bệnh tiểu đường sau sinh là không thể tránh khỏi. Các mẹ bỉm sữa cũng hết sức lưu ý tránh những thực phẩm có chứa nhóm chất sau đây:

3.1. Hạn chế thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột thường có nhiều carbohydrate nên sẽ có tác động khá lớn đến lượng đường trong máu.

Các chị em nên hạn chế một số loại thức ăn hay thực phẩm sau: khoai tây, mì, gạo, phở,…

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-sau-sinh-can-phai-luu-y-gi-202110262059072308

3.2. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường

Chỉ số lượng đường trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng khi ăn những loại thực phẩm này, nhất là những loại đã được chế biến và tinh chế.

Phụ nữ tiểu đường sau sinh cần tránh các thực phẩm càng nhiều đường càng tốt như: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt,…

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-sau-sinh-can-phai-luu-y-gi-202110262059200096

3.3. Hạn chế thực phẩm chứa đường hay cacbohydrate ẩn

Sức khỏe của mẹ bỉm sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu ăn phải các loại thực phẩm này do chúng sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng đột ngột.

Một số loại thức ăn có chứa đường hay carbohydrate ẩn như: thức ăn nhanh (hamburger, khoai tây chiên,…), rượu,…

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-sau-sinh-can-phai-luu-y-gi-202110262059350871

4. Lưu ý trong chế độ ăn cho người tiểu đường sau sinh

Ngoài các yếu tố về lựa chọn thực phẩm và các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hằng ngày, các mẹ bỉm cần lưu ý thêm những thông tin sau đây để khắc phục tiểu đường thai kỳ nhé:

  • Trong mỗi khẩu phần ăn cần đảm bảo tỷ lệ 33 – 40% carbohydrate, 35 – 40% lipid và 20% protein.
  • Có thể chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ làm giảm áp lực cho dạ dày.
  • Không nên ăn quá no vì nó sẽ làm tăng chỉ số đường huyết đột ngột.
  • Bữa ăn phụ nên ăn sau bữa ăn chính khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Không được bỏ bữa và nên thiết lập ăn đúng giờ.

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-sau-sinh-can-phai-luu-y-gi-202110262100324288

Mặt khác, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khác để bệnh tình được kiểm soát. Các mẹ nên theo dõi những điều sau:

  • Chia sẻ tâm trạng với người thân (hoặc chuyên gia tâm lý) để giảm thiểu sự căng thẳng và tránh tình trạng trầm cảm sau sinh.
  • Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay lây bệnh cho em bé.
  • Luôn giữ cho tinh thần ở trạng thái lạc quan, yêu đời.
  • Dành thời gian để chăm sóc bản thân thông qua các sở thích như đọc sách, xem phim, nghe nhạc,…
  • Đến bác sĩ kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ
  • Tham gia một số lớp học giải tỏa căng thẳng sau sinh như yoga, thiền,…

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-sau-sinh-can-phai-luu-y-gi-202110262100462722

Quãng thời gian sau sinh các mẹ bỉm sữa có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để tránh tiểu đường thai kỳ và có sức khỏe tốt hơn cho cả mẹ và bé. Theo dõi các bài viết Thu Hà để cập nhật thêm thông tin hữu ích nhé!

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc