1. Sirô cây thích (cây phong)
Loại sirô này thường được chiết xuất từ nhựa của cây thích (phong). Ở những nơi có khí hậu lạnh, những cây này có tinh bột ở thân và rễ trước khi mùa đông đến. Tinh bột đó sẽ chuyển thành đường và tiết ra nhựa vào mùa xuân. Nhựa này sẽ được đun nóng để bốc hơi nước và làm cô đặc lại thành chất sirô. Sirô sẽ được sấy khô, nghiền thành bột và được bán như đường phong.
Sirô cây thích có chứa một số Vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa. Ngoài ra còn chứa khoáng chất giúp sản xuất Collagen có khả năng làm đẹp da và xương được chắc khỏe hơn.
2. Mật ong
Mật ong là chất làm ngọt tự nhiên có thể cung cấp cho người dùng các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus và các hợp chất chống viêm. Bạn có thể dùng mật ong ở dạng lỏng hoặc dạng khô và bột để nấu ăn hàng ngày. Thay thế mỗi muỗng đường bằng một thìa mật ong hoặc cũng có thể điều chỉnh hàm lượng tùy thuộc vào sở thích hay số lượng thức ăn đang chế biến.
Ngoài việc dùng mật ong để nấu ăn bạn cũng có thể xử lý vết thương và chống nhiễm trùng cũng tương tự như đường. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy những người dùng mật ong thường xuyên có hàm lượng đường trong máu và chất Insulin ổn định hơn so với những chất ngọt khác.
3. Đường thô
Đường thô cung cấp nhiều dưỡng chất quan trong như: Kali, Mangan, Magiê, Đồng, Canxi, Sắt, Vitamin B, Vitamin K và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng của đường thô có trong một muỗng cà phê là rất ít (chỉ chứa 15 calo và khoảng 3g đường).
Bạn có thể thay thế đường trắng bằng đường thô với lượng ít hơn. Nếu được bạn cũng có thể thêm quế, gừng, đinh hương sẽ làm tăng vị ngọt sẵn có trong đường. Nhưng đường thô khó hòa tan nên bạn đừng chọn nó khi uống cà phê hoặc làm sinh tố.
4. Đường dừa
Được làm từ nhựa của các chồi cây dừa, đường dừa giống với đường ăn, có khoảng 15 calo và 4 gram đường trong mỗi muỗng cà phê. Đường dừa cung cấp những dưỡng chất như: Thiamin, Sắt, Đồng, Kẽm, Kali, Phốt pho, Magiê, Canxi, và chất chống oxy hóa. Nhờ đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm thay thế đường trong nấu ăn hoặc làm bánh.
5. Mật
Mật là sản phẩm phụ của chế biến đường mía. Các chất được tìm thấy trong mật mía gồm: Kali, Magiê, Vitamin B6, Đồng, Selen và Mangan. Một muỗng cà phê cung cấp khoảng 15 calo và 4g đường. Thêm vào đó, chất chống oxy hóa của mật cao hơn so với bất kỳ chất ngọt khác nên bạn có thể dùng nó trong nấu nướng hoặc làm bánh.
Xem thêm: Nên chọn đường cát trắng hay đường phèn ?
Mặc dù chất làm ngọt nêu trên được làm từ nguyên liệu tự nhiên, ít chế biến nhưng vẫn chứa nhiều dinh dưỡng. Chúng ta nên sử dụng chúng ở một lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng sẽ gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe.
Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn