1. Mù tạt xanh
Mù tạt xanh hay còn được gọi wasabi, là loại gia vị có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Tuy có vị cay nồng nhưng mù tạt xanh không lưu lại vị cay lâu như ớt mà hương vị sẽ đi dần từ miệng lên mũi và nhanh chóng mất đi.
2. Mù tạt vàng
Mù tạt vàng là sự kết hợp của mù tạt trắng kèm với đường và nghệ do đó chúng có màu vàng ong đẹp mắt.
Mù tạt vàng thường thấy trong các món Âu Mỹ, vị nồng nhẹ ngả sang chua nên thường được dùng làm sốt hoặc ướp thực phẩm.
3. So sánh mù tạt xanh và mù tạt vàng
Tiêu chí |
Mù tạt xanh |
Mù tạt vàng |
Thành phần |
Chiết xuất từ cây cải ngựa |
Chiết xuất từ hột cải cay, kết hợp với đường và nghệ |
Hương vị |
Vị cay nồng xộc ngay lên mũi khi dùng. |
Hương nồng, vị béo và hơi ngả chua. |
Màu sắc |
Xanh lá |
Vàng mật |
Món ăn kèm |
Dùng chung với các món hải sản sống hoặc ướp cá. |
Dùng làm sốt salad, tẩm ướp thực phẩm, ăn kèm xúc xích, bít-tết, thịt nướng, bánh mì… |
Công dụng |
Khử mùi tanh của cá cũng như hải sản, kích thích vị giác. |
Khử mùi cho các loại thịt nặng mùi như thịt cừu, dê. Giảm ngán khi ăn các món nhiều dầu mỡ. |
4. Nên chọn mù tạt xanh hay mù tạt vàng
Mù tạt xanh là lựa chọn tối ưu khi dùng chung với các món hải sản sống. Tuy nhiên bạn chú ý chỉ dùng lượng vừa phải tránh làm mất đi hương vị của món ăn.
Mù tạt vàng có thể kết hợp linh hoạt trong nhiều món ăn khác nhau, thích hợp nhất khi ăn với thịt. Mù tạt có thể cho lên bánh mì kẹp thịt, hotdog, món nướng, đặc biệt thích hợp khi ăn với món thịt nặng mùi như thịt cừu, thịt dê…
Bạn sẽ quan tâm:
- Sự khác biệt giữa mù tạt Dijon và mù tạt vàng
- Bí quyết ăn mù tạt không bị nồng
Dù lựa chọn cho mình loại mù tạt nào bạn cũng nên tránh sử dụng chúng với các món canh, súp nóng, như vậy sẽ làm mất vị cay nồng vốn có của mù tạt.