Mù tạt có nhiều loại như mù tạt xanh, mù tạt vàng… có thể dùng để ướp, trộn hoặc chấm riêng. Không nên trộn mù tạt với các món súp nóng vì thành phần enzyme có trong mù tạt sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao làm mất đi mùi vị của mù tạt. Nên trộn với chanh hoặc giấm, vị mù tạt sẽ ngon hơn.
1. Mù tạt là gì?
Mù tạt hay mù tạc (phiên âm từ tiếng Pháp Moutard hay tiếng Anh Mustard) là tên gọi chung để chỉ một số loài thực vật thuộc chi Brassica và chi Sinapis có hạt nhỏ được sử dụng để làm gia vị bằng cách nghiền nhỏ sau đó trộn với nước, dấm hay các chất lỏng khác trở thành các loại bột nhão làm mù tạt thành phẩm. Hạt của chúng cũng được ép để sản xuất dầu mù tạt và lá non của chúng có thể ăn như một loại rau xanh.
Đây là gia vị chính tạo sự thơm nồng cho món ăn của các đầu bếp châu Âu xa xưa cho đến khi sự trao đổi văn hoá với các nước châu Á và họ phát hiện ra hạt tiêu.
2. Các lại mù tạt phổ biến
2.1. Mù tạt xanh (Wasabi)
Mù tạt xanh (còn được gọi là wasabi) có chiết xuất từ cải ngựa. Có hai dạng là dạng bột và dạng kem, kèm theo là vị cay nồng xộc nhanh lên mũi khi dùng. Do mùi cay nồng này rất dễ bay hơi nên khi chế biến món cơm nắm sushi, các đầu bếp thường để mù tạt nằm giữa cá và cơm, giữ cho mùi vị không bị bốc hơi.
Mù tạt xanh chuyên trị các món đồ sống như cá và hải sản, hương vị cay nồng sẽ khử được mùi tanh và kích thích vị giác. Ngoài ra, mù tạt xanh còn là gia vị rất ngon để ướp thịt cá nữa đấy.
2.2. Mù tạt vàng
Mù tạt vàng có màu vàng mật ong hoặc vàng nghệ, dạng kem, vị nồng nhẹ, béo và hơi chua. Mù tạt vàng là loại gia vị không thể thiếu để làm sốt salad, tẩm ướp thực phẩm, ăn kèm xúc xích nướng, bít tết, thịt nướng, bánh mì… và cũng sẽ đỡ ngán khi ăn cùng với các món nhiều dầu mỡ, khử đi mùi khó chịu của các món thịt nặng mùi như cừu, dê, thịt thú rừng…
So với mù tạt xanh thì mù tạt vàng có cách ăn đa dạng hơn, dễ kết hợp với nhiều món ăn khác nhau.
2.3. Mù tạt Meaux
Đây là loại mù tạt có mùi vị giòn cay được làm từ hạt mù tạt đen, được trộn với giấm, dùng để tẩm ướp thực phẩm hoặc phết lên bề mặt miếng thịt sau khi nướng, không chỉ dùng trong các món trộn, các món thịt nướng mà mù tạt Meaux còn được dùng để ăn kèm với hải sản nữa đấy.
2.4. Mù tạt Dijon
Mù tạt Dijon có màu vàng tươi, được làm từ loại hạt của mù tạt đen giữ nguyên phần vỏ kết hợp với muối, rượu trắng và một số gia vị khác, vị từ nhẹ nhàng đến cay nồng, thường dùng để làm sốt, trộn salad…
2.5. Mù tạt dạng bột
Là loại mù tạt được cách tân, được kết hợp từ muối, tiêu và mù tạt. Bạn có thể vắt thêm một ít nước cốt chanh vào bột khi dùng, hoặc chấm kèm với hải sản, thịt nướng cũng rất ngon.
3. Ai không nên ăn với mù tạt
Mù tạt là gia vị ngon trong nhà bếp giúp tăng hương vị món ăn cũng như điều trị các bệnh cảm cúm, bệnh về hô hấp.
Tuy nhiên không phải ai cũng nên thưởng thức loại gia vị này, nhất là đàn ông.
Ăn mù tạt có thể ức chế sự tiết hormone giới tính, dẫn đến liệt dương. Khuyến cáo đàn ông không nên ăn nhiều.
Người mắc bệnh thận cũng không nên ăn mù tạt vì một số chất trong gia vị cay này sẽ tác động làm tế bào trong thận bị tổn thương, chức năng của thận trở nên suy giảm nghiêm trọng.
Mù tạt được biết đến tại Việt Nam thông qua các món ăn tươi sống như hàu, tôm, cá ăn cùng với mù tạt và qua bài viết này mong rằng sẽ giúp bạn hiểu thêm về các loại mù tạt hiện nay và cách sử dụng của chúng như thế nào.
Bạn sẽ quan tâm:
- Những món ngon không thể thiếu mù tạt
- Bí quyết ăn mù tạt không bị nồng
- Nên chọn mù tạt xanh hay mù tạt vàng
Kinh nghiệm hay Thu Hà