Tương truyền rằng gạo tím than được trồng từ 2500 năm trước công nguyên, chỉ để phục vụ vua chúa và những người có địa vị vì giống gạo này hiếm, khó trồng. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng mua loại gạo này. Cùng Thu Hà tìm hiểu đặc điểm, lợi ích của gạo tím than nhé!
1. Gạo tím than là gạo gì?
Gạo tím than có tên gọi khác là gạo hoàng đế, gạo đen hoặc gạo cấm và hạt gạo có màu tím nhạt đến tím sẫm. Gạo tím than có xuất xứ gốc từ gạo Nhật Bản.
Ngoài ra, kỹ sư Hồ Quang Cua ( Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng) đã phát triển, nghiên cứu giống gạo tím than tại Việt Nam và gạo tím than được đánh giá là khó chăm sóc, khó trồng.
Hiện nay, gạo tím than có 2 loại là gạo tẻ tím và gạo nếp tím. Hai loại gạo này không chứa thành phần gluten.
2. Gạo tím than có phải gạo lứt không?
Gạo tím than và gạo lứt là 2 giống gạo khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều người nhầm lẫn gạo tím than với gạo lứt vì nhìn chúng khá giống nhau. Sau đây là một số đặc điểm giúp bạn phân biệt hai loại gạo này:
Tên gọi khác
Gạo lứt: Gạo lật, gạo rằn
Gạo tím than: Gạo cấm, gạo đen, gạo hoàng đế
Các giống loại
Gạo lứt: Gạo lứt tẻ, gạo lứt đen, gạo lứt nếp, gạo lứt đỏ
Gạo tím than: Gạo tẻ tím và gạo nếp tím
Đặc điểm, nguồn gốc
Gạo lứt: Từ giống gạo thông thường, giữ nguyên lớp vỏ cám của hạt gạo và loại bỏ lớp vỏ trấu.
Gạo tím than: Có nguồn gốc từ Nhật Bản và được kỹ sư Hồ Quang Cua nghiên cứu và lai tạo tại Việt Nam.
Chất dinh dưỡng nổi bật
Gạo lứt: Không chứa sắc tố anthocyanin
Gạo tím than: Có màu tím đặc trưng do chứa nhiều sắc tố anthocyanin
3. Lợi ích của gạo tím than
Gạo tím than rất được ưa chuộng trên thị trường vì loại gạo này rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, cụ thể như sau:
3.1. Cung cấp chất chống oxy hóa
Gạo tím than thuộc nhóm thực vật flavonoid, có màu tím đặc trưng do chứa sắc tố anthocyanin.
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, sắc tố này có tác dụng chống viêm và chống ung thư nên được xem là một chất chống oxy hóa mạnh nên giúp cơ thể ngăn ngừa được nhiều bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường, béo phì,…
3.2. Bổ sung hàm lượng chất xơ
Hương vị của gạo tím than ngọt nhẹ vì vẫn giữ lớp cám của hạt gạo, lớp cám gạo này chứa nhiều hàm lượng chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, hoạt động đường ruột. Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, chất xơ còn giúp giảm cân, giảm cholesterol và điều hòa huyết áp.
3.3. Cung cấp chất đạm
Gạo tím than là thực phẩm tốt dành cho người ăn chay vì loại gạo này chứa hàm lượng protein đáng kể, giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ tăng trưởng tế bào, phục hồi các mô cơ bị tổn thương.
3.4. Cung cấp chất sắt cho cơ thể
Gạo tím than chứa nhiều hàm lượng chất sắt và rất có lợi cho cơ thể, hỗ trợ điều khiển các chuyển động của cơ thể và hoạt động dẫn truyền các xung thần kinh. Ngoài ra, chất sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và vận chuyển oxy trong máu.
4. So sánh gạo tím than với các loại gạo khác
Gạo tím than là một loại ngũ cốc nguyên hạt, có chứa chất xơ và dinh dưỡng trong mầm và cám gạo giống như gạo lứt. Gạo tím than tốt hơn gạo trắng vì gạo trắng đã loại bỏ cám và mầm gạo.
Gạo tím than không chứa gluten giống như các loại gạo khác. Trong 1/3 cốc gạo nếp tím chứa khoảng 200 calo còn trong 1/3 cốc gạo lức chỉ chứa 82 calo.
Carbohydrate là thành phần chủ yếu trong tất cả các loại gạo mà người bị tiểu đường cần bổ sung nhiều chất xơ để giảm tác động của carbohydrate. Gạo tím than và gạo lứt có hàm lượng chất xơ như nhau và chỉ chiếm một phần nhỏ hàm lượng chất xơ hằng ngày của mỗi người.
Như các bạn đã biết, phụ nữ cần 20- 25gr và nam giới cần 30- 40gr chất xơ mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình thêm các loại chất xơ từ rau củ khác, không nên quá phụ thuộc chất xơ từ gạo tím than.
Gạo tím than và gạo lứt chứa một lượng nhỏ asen ( một loại độc tố hấp thụ từ đất trồng). Gạo trắng có hàm lượng asen thấp hơn gạo tím than vì nó đã loại bỏ lớp ngoài trong quá trình xay. Bạn đừng quá lo lắng về chất này, chỉ cần vo gạo thật kỹ trước khi nấu là có thể loại bỏ asen.
Gạo tím than có chứa sắc tố chống oxy hóa mà gạo trắng không có. Ngoài ra, gạo tím than có hàm lượng chất sắt và chống oxy hóa cao hơn gạo lứt.
5. Cách sử dụng gạo tím than
Gạo tím than cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, bạn cần biết cách sử dụng gạo tím than đúng cách để có thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Sau đây, mình sẽ hướng dẫn bạn quy trình nấu cơm gạo tím than:
Bước 1: Bạn rửa gạo từ 2- 4 lần ở nhiệt độ phòng và không vo gạo quá mạnh, sẽ làm mất lớp cám gạo.
Bước 2: Bạn ngâm gạo khoảng 30 phút trước khi cho nồi để nấu.
Bước 3: Để đảm bảo hạt gạo dẻo, thơm ngon, bạn nấu theo tỉ lệ 1 gạo và 1.2 nước. Ngoài ra, bạn có thể thêm một ít muối và dầu oliu hoặc dùng nước hầm xương để nấu giúp cơm ngon hơn. Cuối cùng, khi cơm chín, bạn rút phích cắm nồi cơm ra nhưng bạn vẫn để yên khoảng 10 phút giúp cơm thơm ngon hơn.
Trên là chi tiết thông tin về đặc điểm, lợi ích của gạo tím than. Hy vọng những thông tin này bổ ích với bạn. Chúc bạn một ngày mới tốt lành!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec