Cơm rượu là món ăn đặc trưng vào ngày Tết Đoan Ngọ của 3 miền, tuy nhiên mỗi miền lại có cách làm khác nhau. Cùng tìm hiểu xem tại sao cơm rượu là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ nhé.
1. Tại sao cơm rượu là món không thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ
Theo quan niệm dân gian, người xưa cho rằng trong hệ tiêu hoá của chúng ta có rất nhiều loài sâu bọ, giun, ký sinh,… đặc biệt vào ngày 5/5 âm lịch chúng tập trung lại và ngoi lên rất nhiều, đây là cơ hội tốt để tiêu diệt bọn chúng.
Cơm rượu là món ăn hội tụ đầy đủ các vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để giết sâu bọ, giun, ký sinh trùng trong cơ thể. Chưa hết, người xưa còn cho rằng, ăn rượu nếp, nhất là khi bụng đoi đói sẽ làm cho các chú sâu trong bụng dễ “say” rồi chết ngất.
Còn theo dưới góc nhìn khoa học, lớp cám của vỏ gạo nếp rất giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, nhiều nhất là vitamin B và chất xơ. Ăn cơm rượu cả nước và cái không những bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cao huyết áp.
2. Sự khác nhau của cơm rượu ở mỗi miền
Cơm rượu là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, tuy nhiên mỗi miền sẽ có đặc trưng riêng.
Ở miền Bắc, người ta thường chế biến cơm rượu từ nguyên liệu nếp cẩm, đây là nguyên liệu rất phổ biến ở miền Tây Bắc. Từ nếp cẩm, người ta sẽ có cách làm cơm rượu nếp với công thức đặc biệt để tạo ra một cơm rượu nếp cẩm với hương vị đặc trưng của miền Bắc.
- Đối với miền Trung, người ta thường ép cơm rượu thành từng khối
- Trong khi ở miền Nam người ta sẽ vo tròn cơm rượu.
- Tuy nhiên, dù có được chế biến từ hình thức nào chăng nữa thì cơm rượu nếp cẩm nói riêng hay các loại cơm rượu nói chung vào ngày này đều có một mục đích đó chính là giết sâu bọ phòng trừ dịch bệnh.
3. Ăn cơm rượu có khiến bạn say như uống rượu
Cần phải hiểu rằng, cơm rượu nếp hay rượu nếp được lên men hoàn toàn từ gạo nếp trong khoảng 3 ngày.
Gạo nếp dùng làm rượu phải là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng vẫn nguyên vỏ lụa và lớp cám nên giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1).
Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu.
Do chứa 1 lượng cồn thấp, nên cơm rượu rất khó gây nên cảm giác say xỉn cho người dùng như các loại rượu thông thường.
Tết Đoan Ngọ từ lâu đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của nước ta, ngày này không chỉ mang ý nghĩa phòng chống dịch bệnh mà còn tôn vinh nét đẹp của ẩm thực Việt Nam, ngày sum họp gia đình.
4. Ăn cơm rượu có tốt không?
Bản thân gạo để làm cơm rượu chứa rất nhiều canxi và chất dinh dưỡng, và những chất này vẫn được giữ nguyên vẹn khi lên men thành cơm rượu. Chính vì vậy, ăn cơm rượu chính là liệu pháp bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể, do đó ăn cơm rượu rất tốt.
Tuy nhiên, để mang lại đúng tác dụng, lợi ích thì cơm rượu cũng cần đảm bảo ăn đúng cách sẽ giúp mang lại giá trị dinh dưỡng như:
- Phòng ngừa bệnh tiểu đường
- Giảm cholesterol xấu
- Thúc đẩy tiêu hóa
- Làm đẹp da
- Hỗ trợ giảm cân
Bạn có thể tự làm tự làm nếp cẩm tại nhà đấy, hãy xem qua cách làm rượu nếp cẩm nhé!
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được tại sao cơm rượu là món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, hãy làm ngay món này vào ngày mùng 5/5 để thưởng thức cùng gia đình nhé.