Thịt lươn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như đạm, vitamin, khoáng chất, chất béo tự nhiên… Nếu so sánh với các loại thủy hải sản khác thì thịt lươn mang giá trị dinh dưỡng cao hơn nên rất tốt đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già hay người mới ốm dậy. Có rất nhiều món ngon từ lươn nhưng cháo lươn là món ăn phổ biến hơn cả. Nếu bạn chưa biết cháo lươn nấu với loại rau gì mà ngon và phù hợp thì tham khảo bài viết bên dưới ngay nào!
1. Lươn tốt cho sức khỏe như thế nào?
Ăn thịt lươn sẽ giúp bổ sung nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, vitamin B1, vitamin B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, canxi. Ngoài ra, thịt lươn còn giúp chữa bệnh tiêu chảy, phong thấp, trĩ và suy nhược cơ thể.
Mặc dù bổ dưỡng và nhiều tác dụng tốt như thế nhưng lươn lại mang tính hàn, vì thế phụ nữ đang mang thai không nên ăn thịt lươn nhé.
2. Cháo lươn nấu với rau gì vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe của bé?
Trẻ em từ 7-8 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn các món nấu từ thịt lươn rồi, tuy nhiên các mẹ lại phân vân không biết thịt lươn thì làm món gì vừa dễ ăn, vừa bổ dưỡng cho trẻ đúng không? Cách đơn giản đó chính là nấu cháo, giúp món ăn chín kỹ và dễ ăn và để món cháo lươn thêm thơm ngon và giàu dinh dưỡng, bạn nên nấu cháo lươn với một số loại rau như rau cải xanh, cà rốt, rau ngót, mồng tơi,….
2.1. Cháo lươn nấu cải xanh
Cải xanh chứa nhiều vitamin A, B, K cùng các nhóm hữu cơ như canxi giúp xương phát triển chắc khỏe, vì thế ăn cháo lươn nấu với cải xanh rất tốt cho trẻ nhỏ thời kỳ đang tăng trưởng.
2.2. Cháo lươn nấu cà rốt
Cháo lươn nấu cà rốt mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đến cho bé, vì nguyên liệu cà rốt có trong cháo lươn rất giàu beta-carotene – một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ em. Khi ăn vào thì lượng beta-carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt trẻ thêm khỏe và sáng tinh anh.
Ngoài ra, trong cà rốt có nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt, nếu bé nhà bạn bị tiêu chảy thì cũng hãy mau mau bổ sung cà rốt trong khẩu phần ăn để bù đắp lượng nước bị mất nha.
2.3. Cháo lươn nấu rau ngót
Rau ngót giàu nhiều vitamin nhóm B, đạm, vitamin C và beta-carotene. Khi bé ăn cháo lương nấu với rau ngót thì lượng vi chất này sẽ được chuyển hóa trong cơ thể thành vitamin A giúp mắt sáng khỏe. Ngoài ra, vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, còn vitamin nhóm B sẽ giúp tăng cường chuyển hóa đạm trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.
2.4. Cháo lươn nấu rau mồng tơi
Trong rau mồng tơi chứa một lượng lớn các vitamin B, A, C, riboflavin, folate, sắt, enzym chống oxy hóa, giúp tăng cường phát triển thể chất, ngăn ngừa loãng xương và thiếu máu.
Hơn nữa, ăn rau mồng tơi còn giúp quá trẻ tiêu hóa tốt hơn vì là nguồn cung cấp carotenoid, polysaccharide phi tinh bột và chất nhầy, giúp ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột. Ngoài ra, rau mồng tơi còn giúp làm mát, giải nhiệt cơ thể.
2.5. Cháo lươn nấu khoai môn
Khoai môn là một loại củ giàu tinh bột, đạm, dễ tiêu hóa. Trong khoai môn chứa nhiều đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa tốt.
Một điều thú vị là khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao hơn khoai tây gấp 1.5 lần, vì thế nó là một thực phẩm giàu năng lượng, giúp bé khỏe mạnh và tăng cân tốt.
2.6. Cháo lươn nấu nghệ
Cháo lươn nấu nghệ là món ăn phổ biến bởi nó dễ chế biến mà chất lượng dinh dưỡng vẫn không hề thua kém các loại cháo khác. Ngoài ra, trong nghệ còn có rất nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh như protein, chất xơ, vitamin B3, C, E, K, canxi, sắt, kẽm,… Vì vậy, với những công dụng tuyệt vời, không ngạc nhiên khi nghệ được coi là loại thảo dược quý trong việc phòng và chống các loại bệnh tật.
2.7. Cháo lươn gạo nếp
Cháo lươn gạo nếp là món cháo lươn cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng, chứa đầy đủ bốn nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Có thể nấu cháo lươn gạo nếp cho bé từ 7 tháng tuổi vì thế món ăn này phù hợp cho mọi lứa tuổi. Chất bột đường có trong gạo, lúa mạch sẽ hoàn thiện hệ dưỡng chất đầy đủ cho bé ăn dặm.
2.8. Cháo lươn bí đỏ
Bí đỏ là nguyên liệu quen thuộc của các bà mẹ khi cho con ăn bột. Bởi bí ngô rất giàu vitamin A, chất xơ, cũng như chất bột đường giúp no lâu, giảm thiểu bệnh liên quan đến tim mạch. Cùng với thịt lươn nhiều dưỡng chất giúp gia tăng sức khỏe toàn diện.
2.9. Cháo lươn nấu với đậu xanh, bí đỏ
Cháo lươn nấu với đậu xanh, bí đỏ với nguyên liệu gồm lươn đồng, đậu xanh bóc vỏ, bí đỏ, gạo tẻ, các gia vị cho bé ăn dặm là các bạn đã có thể tự mình nấu món cháo cực ngon cho bé mà không cần phải đi ra mua ngoài tiệm nhé. Chỉ cần các mẹ chú ý một điều khi chế biến lươn phải thật kỹ nếu không cháo sẽ bị tanh nhé.
2.10. Cháo lươn với khoai tây
Với nguyên liệu lươn, khoai tây được thái nhỏ và nêm nếm theo gia vị là các mẹ có thể cho con mình ăn một bữa ăn đầy dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
3. Một số lưu ý khi nấu cháo lươn cho bé
Vì nấu cháo cho bé nên các mẹ phải chú ý lóc hết xương để tránh làm bé bị hóc xương.
Tuyệt đối không mua lươn chết bởi vì khi lươn chết, hợp chất histidine (có lợi cho sức khỏe) sẽ bị ô nhiễm và chuyển hóa thành histamine có nguy cơ gây ngộ độc cho bé.
Lươn khi mua về, mẹ nên ngâm với nước gạo trong 1-3 tiếng để sạch bùn bẩn. Sau đó, cho muối vào để lươn thả hết chất nhớt. Ở vùng quê, một số bà mẹ có thể cho tro và trấu vào để tuốt lươn sạch hơn. Nếu không có tro, trấu thì mẹ có thể dùng giấm nhé. Khi rạch bụng để loại bỏ nội tạng thì mẹ nên dùng nước muối để rửa sạch lươn một lần nữa.
Lươn sau khi được làm sạch thì nên mang đi luộc hoặc hấp. Để loại bỏ mùi tanh hoàn toàn thì mẹ nên cho vào nước luộc, hấp một lát nghệ hoặc gừng.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Lâm – Phó viện dinh dưỡng quốc gia: “Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột. Vì thế các mẹ lưu ý nấu lươn cho bé ăn là phải nấu thật kỹ nhé.
Như vậy là bạn đã có thêm thông tin về những loại rau phù hợp để nấu cháo lươn cho bé đảm bảo thơm ngon, giàu dinh dưỡng rồi. Chúc bạn áp dụng thành công và có những món cháo lươn bổ dưỡng nhất cho gia đình!