Bánh lá liễu được sử dụng để dâng cúng vào các dịp lễ đặc biệt của người Hoa. Hôm nay, hãy vào bếp cùng Thu Hà để làm bánh lá liễu hồng đào nhé!
1. Đặc điểm và nguồn gốc của bánh lá liễu
1.1. Nguồn gốc của bánh lá liễu
Bánh lá liễu có nguồn gốc từ người Trung Hoa, họ quan niệm rằng bánh này tượng trưng cho sự trường thọ bởi vì hình dáng của nó giống quả đào tiên.
Bánh lá liễu thường được sử dụng trong các lễ tại ơn Trời Phật, cầu an, cầu phước tại các chùa hoặc cúng kính ông bà vào những ngày gần Tết.
1.2. Đặc điểm của bánh lá liễu
Bánh lá liễu còn có tên gọi khác là bánh hồng đào, bởi vì bánh có vỏ màu hồng và hình dạng giống quả đào tiên nên gọi tên là bánh hồng đào.
Thông thường, bánh được làm từ bột há cảo nhồi cùng với màu hồng thực phẩm, nhân bánh gồm có xôi trộn tôm khô, nấm đông cô, nấm mèo, đậu phộng và thịt heo ba chỉ. Người ta chế biến bánh bằng cách hấp hoặc chiên tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người.
2. Cách làm bánh lá liễu hồng đào Triều Châu độc đáo cực hấp dẫn
2.1. Nguyên liệu làm bánh lá liễu hồng đào Triều Châu
- 500gr bột há cảo
- 100gr tôm khô
- 1kg gạo nếp
- 2 muỗng canh bột nếp
- 200gr thịt heo ba chỉ
- 100gr đậu phộng rang
- Tỏi băm, cần tây
- Màu hồng thực phẩm
- Gia vị: Dầu ăn, dầu hào, dầu mè, bột ngọt, muối, ngũ vị hương, tiêu, nước mắm, đường
- Dụng cụ: Thớt, dao, xửng hấp, nồi, tô, đĩa, chảo, khuôn lá liễu, thau nhỏ
Mẹo hay:
Về gạo nếp
Để chọn được loại gạo nếp ngon thì bạn nên chọn gạo nếp có hạt tròn, màu trắng ngần, mẩy, dùng tay bấm vào thấy hạt còn cứng, khó vỡ và thoang thoảng mùi thơm.
Về thịt heo ba chỉ
Bạn nên chọn những miếng thịt có màu đỏ nhạt hoặc hồng tươi cùng với lớp mỡ xen giữa có màu trắng, phần thịt và phần mỡ dính chặt nhau. Chọn thịt heo có lớp da và lớp mỡ ngoài cùng khoảng từ 1-2cm.
Để kiểm tra được độ tươi của thịt thì bạn chỉ cần dùng tay ấn vào thịt, nếu thịt có độ đàn hồi và không bị lõm vào thì đó là miếng thịt ngon.
Bạn nên tránh chọn những miếng thịt có màu xanh tái và có mùi hôi.
Cách làm bánh lá liễu hồng đào Triều Châu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gạo nếp chúng ta dùng nước đãi sạch để loại bỏ sạn và bụi bẩn còn bám lên gạo bằng cách vò nhẹ khoảng 3-4 lần cho đến khi gạo thật sạch.
Tôm khô bạn cho vào tô ngâm trong nước ấm cho đến khi tôm mền rồi vớt ra rửa sạch.
Tiếp đến, chúng ta ngâm gạo nếp cùng với khoảng 50gr tôm khô, cho vào 12 muỗng canh bột ngọt và 13 muỗng canh muối.
Thịt heo ba chỉ chúng ta rửa qua nước muối rồi rửa lại bằng với nước sạch. Sau đó, cắt thành những miếng nhỏ khoảng 0.5cm.
Sau đó, chúng ta cho thịt ba chỉ vào một cái tô, cho 12 muỗng canh tỏi tăm, 1 muỗng canh dầu hào, 12 muỗng canh ngũ vị hương, 12 muỗng canh nước mắm, 1/ muỗng canh đường, 12 muỗng canh bột ngọt, 1,2 muỗng canh dầu mè và trộn đều hỗn hợp để cho thịt thấm đều các gia vị.
Cần tây mua về chúng ta bỏ gốc và rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Bước 2: Nấu xôi trộn tôm khô
Chúng ta vớt nếp và tôm khô vừa ngâm vào nồi cơm điện, cho nước sạch vào nồi khoảng 12 lóng tay rồi đậy nắp lại. Sau đó, nhấn nút Cook để bắt đầu nấu.
Bước 3: Trộn và nhồi bột
Bạn cho 2 muỗng canh bột nếp, 500gr bột há cảo, 1 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh dầu ăn vào một cái thau lớn và trộn đều hỗn hợp.
Tiếp đến, bạn cho từ từ nước đun sôi vào thau bột và trộn đều cho đến khi bột bắt đầu dính lại thành khối, tiếp tục cho 2-3 giọt màu hồng thực phẩm vào rồi dùng tay nhồi cho màu thấm đều bột.
Nhồi cho đến khi thấy bột dẻo hơn thì chúng ta cho 100ml nước lọc vào thau để cho bột mềm hơn và tiếp tục nhồi cho đến khi bột không còn bột dư bám trên thành thau nữa là đã hoàn thành.
Bước 4: Xào nhân bánh
Chúng ta cho 100ml dầu ăn vào chảo đã nóng, tiếp tục cho 1 muỗng canh tỏi băm đảo đều để tỏi không bị cháy, rồi cho 50gr tôm khô vào chảo, 12 muỗng canh bột ngọt và xào đều.
Bạn cho tôm khô ra một cái đĩa rồi tiếp tục cho 150ml dầu ăn vào chảo, dầu nóng chúng ta cho thịt ba vừa ướp vào xào đều cùng với tôm khô cho đến khi thịt vừa săn lại.
Bước 5: Trộn nhân bánh
Lúc này xôi đã chín nên chúng ta sẽ cho xôi ra một cái thau nhỏ, sau đó cho 3 muỗng canh đậu phộng rang đã giã nhỏ, thịt heo ba chỉ xào với tôm khô, cân tây đã cắt nhỏ, 4 muỗng canh dầu ăn rồi trộn đều hỗn hợp.
Bước 6: Gói bánh và ép khuôn
Chúng ta cho một lớp bột áo vào khuôn lá liễu, sau đó bạn lấy khoảng 1 nắm tay bột đã nhào rồi vo tròn và dẹt bột mỏng ra. Tiếp đến, bạn cho 1 muỗng canh nhân vào giữa bột rồi gấp các mép bột kín lại.
Cuối cùng, bạn nhấn chặt bánh vào khuôn, sau đó úp khuôn bánh lại để có thể lấy bánh ra dễ dàng và không bị móp méo bánh.
Bước 7: Hấp bánh lá liễu
Chúng ta cho bánh vào xửng hấp để bếp ở mức lửa lớn trong khoảng thời gian từ 20-30 phút, khi ta thấy bột bánh bóng mịn là bánh đã chín.
Sau đó, chúng ta tắt bếp, xếp bánh ra đĩa để nguội và thưởng thức.
2.2. Thành phẩm
Những chiếc bánh có màu hồng đào thật đẹp mắt cùng với mùi thơm thoang thoảng của tôm khô kết hợp với lớp bánh có vỏ mềm, dai hòa quyện lại với nhau. Bánh sẽ ngon hơn nếu chúng ta ăn kèm với một ít nước tương để chấm và đu đủ muối chua.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn bỏ túi cho mình được cách làm bánh lá liễu, một món bánh mới, hương vị mới dành cho gia đình của mình nhé!