Trang chủ Dinh dưỡng Cách ăn uống cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần tránh những thực phẩm nào?

Cách ăn uống cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần tránh những thực phẩm nào?

131 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh có thể xảy đến với bất kỳ mẹ bầu nào kể cả khi họ không có tiền sử mắc bệnh trước đấy. Bệnh này không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ mà thai nhi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không có dấu hiệu rõ ràng nào để báo hiệu rằng mẹ bầu đang mắc tiểu đường thai kỳ. Thông thường thai phụ cần phải làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để theo dõi đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp ở bà bầu do chế độ ăn thay đổi. Mặc dù đa số tình trạng này sẽ hết sau khi sinh nhưng nếu bạn không có chế độ ăn hợp lý, tiểu đường sẽ tiếp tục duy trì và có thể biến chứng sang nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Để xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ hợp lý và an toàn, cùng tham khảo bài viết hôm nay của Thu Hà nhé!

1. Vì sao cần xây dựng chế độ ăn riêng cho bà bầu bị tiểu đường?

Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, cho biết:

Các mẹ khi mang thai thường gặp rất nhiều vấn đề, như ốm nghén, không thể ăn đồ ăn này, thèm ăn đồ ăn kia khiến cho chế độ ăn bị thay đổi. Đặc biệt, nhiều mẹ còn rất vô tư ăn khẩu phần ăn dành cho hai người vì lý do nuôi các bé. Lý do tưởng đúng mà vô cùng sai.

Thực tế, nhiều chất dinh dưỡng khi đưa vào cơ thể con người không tự động phân giải được. Ví dụ như đường glucose (hợp chất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể). Để chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể, glucose cần được một chất khác có tên là insulin phân giải thành chất khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.

Trong quá trình mang thai, hormone trong cơ thể mẹ bầu bị rối loạn. Do đó làm giảm tác dụng của insulin. Một lượng lớn đường glucose không kịp chuyển hóa làm lượng đường huyết tăng và là nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ. Khi mà insulin không làm việc và mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm khiến đẩy nhanh tốc độ gây bệnh.

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-cu-gi-202110122348075343

Tuy nhiên, không nên vì thế mà các mẹ cắt giảm lượng ăn hay bỏ bữa. Những dưỡng chất như sắt, axit folic và vitamin nếu không được cung cấp đủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Em bé có thể sinh non, mắc các bệnh lý bẩm sinh thậm chí là dị tật.

Vậy nên việc xây dựng chế độ ăn riêng cho mẹ bầu bị tiểu đường giúp giữ đường huyết về mức an toàn. Không những vậy còn hỗ trợ các mẹ giữ cân nặng ở mức độ hợp lý, ngăn chặn là làm chậm các biến chứng của bệnh. Giúp cho mẹ bầu mạnh khỏe, vui vẻ và tích cực đồng thời cũng giúp bé yêu phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

2. Những thực phẩm mà người bị tiểu đường thai kỳ nhất định phải tránh.

2.1. Thực phẩm nhiều đường

Điều đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là người bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường.

Đường thường có nhiều trong bánh kẹo, nước ngọt, nước ép trái cây có đường, các loại bánh ngọt. Ngoài ra sữa trái cây tươi cũng có nhiều đường tuy nhiên các mẹ có thể ăn ở mức độ vừa phải. Chọn sữa không đường và hạn chế những loại hoa quả nhiệt đới như vải, nhãn, mít giúp bổ sung chất béo chất xơ cho cơ thể.

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-cu-gi-202110122349077722

2.2. Thức ăn nhiều tinh bột

Mặc dù là tinh bột chứa nhiều trong thực phẩm ăn hằng ngày nhưng khi mang thai các mẹ cũng nên hạn chế. Ngoài cơm trắng chúng ta cũng nên tránh ăn nhiều tinh bột dưới dạng các thực phẩm như bánh mì, mì trắng, bún, phở.

Giảm lượng ăn và thay thế bằng những thực phẩm khác như các loại đậu, khoai hoặc ngũ cốc vẫn giúp mẹ bầu cảm thấy no bụng và cung cấp đủ các loại dinh dưỡng khác nhau.

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-cu-gi-202110122349234279

2.3. Chất béo bão hòa

Một khái niệm gây hoang mang vì trước đến nay chúng ta chỉ nghe đến chất béo, ít khi phân biệt chất béo bão hòa hay chất béo không bão hòa.

Thực chất chất béo bão hòa là những chất béo có trong thịt động vật như thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng hay những sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, kem tươi Ăn nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân gây nên các bệnh về huyết áp gián tiếp gây nên các bệnh về đường huyết.

Chất béo không bão hòa có trong các loại hạt thịt cá. Omega-3 Omega-6 là hai chất thuộc nhóm chất béo này và chúng có nhiều trong các hải sản như cá hồi, cá trích, cá thu. Mặc dù chỉ khác nhau ở một chữ không nhưng ngược lại với chất béo bão hòa thì chất béo không bão hòa làm giảm cholesterol xấu hỗ trợ điều hòa đường huyết.

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-cu-gi-202110122349426977

2.4. Thực phẩm chứa đường và carb ẩn

Một số thực phẩm khác nữa mà kể cả khi không mang thai thì mọi người cũng nên hạn chế sử dụng như: Các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt các bà bầu tránh uống những đồ có cồn vì chúng không tốt cho sức khỏe thai nhi.

Ngoài ra, mặc dù trái cây khô có nhiều chất xơ nhưng đường tự nhiên cũng tương đối nhiều nên hạn chế luôn thực phẩm này.

2.5. Thực phẩm khác

Hạn chế ăn da và nội tạng động vật vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa. Thêm nữa là các loại sữa từ động vật không nên có trong giỏ đồ đi chợ của bạn, thay vào đó nên chọn mua các loại sữa hạt, sữa từ thực vật để bổ sung những chất béo tốt có lợi cho cơ thể phòng tránh nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

3. Bà bầu bị tiểu đường nên ăn uống thế nào?

Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI – glycemic index)

GI là chỉ số phản ánh tốc độ đường huyết tăng nhanh hay chậm. Những thực phẩm được đánh giá có chỉ số GI<56 là những thực phẩm lý tưởng giúp ổn định và điều hòa đường huyết.

  • Chỉ số GI thấp (<56): Các loại hạt họ đậu (đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu hà lan), trái cây tươi (táo, cam, chuối, kiwi, mận) và các loại sữa hạt (sữa ngô, sữa gạo lứt, sữa yến mạch). Đây là nhóm thực phẩm mà bà bầu thai kỳ nên ăn.
  • Chỉ số GI trung bình (56-69): Thực phẩm như nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín…
  • Chỉ số GI cao (>70): Thực phẩm như đường, hoa quả sấy khô, đồ uống có gas, xôi nếp, bánh mì…

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-cu-gi-202110122352396310

3.1. Chọn thực phẩm có protein lành mạnh

Thai sản mắc tiểu đường thai kỳ nên thường xuyên ăn các thực phẩm giàu protein, nhiều nạc ví dụ như:

  • Thịt bò đỏ, thịt nạc
  • Thịt gia cầm
  • Đậu
  • Các loại quả hạch (hạnh nhân, óc chó, mắc ca, hạt điều)

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-cu-gi-202110122354320218

3.2. Chọn thực phẩm bổ sung chất béo không bão hòa

Một lần nữa chúng ta lại nhấn mạnh đến vai trò của chất béo bão hòa đến việc làm hỗ trợ phòng tránh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Những thực phẩm chứa chất béo bão hòa có thể kể đến như:

  • Dầu ô liu
  • Dầu hướng dương
  • Dầu đậu phộng
  • Các loại hạt
  • Hải sản (cá hồi, cá mòi, cá ngừ…)

3.3. Cách ăn uống đúng

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm thì các mẹ bầu cũng nên lưu ý đến ăn như thế nào để cho khoa học, hợp lý. Một số vấn đề mà mẹ bầu cần lưu ý trong cách ăn uống như:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong 1 ngày thành 5-6 bữa.
  • Không được bỏ qua bữa sáng vì bữa sáng vô cùng quan trọng.
  • Khẩu phần ăn một ngày nên tính toán và chuẩn bị trước bao gồm: 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ.
  • Uống nhiều nước thay vì các đồ uống có đường (có thể thay thế bằng nước dừa)
  • Không ăn khẩu phần dành cho hai người
  • Ăn nhiều chất xơ

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong-thai-ky-nen-kieng-cu-gi-202110122354448408

3.4. Về cách chế biến:

  • Hạn chế ăn đồ chiên, rán, xào.
  • Thay thế bằng cách nướng, luộc và hấp.
  • Cắt giảm muối và các loại gia vị khác khi nấu ăn.
  • Thay thế dầu ăn động vật thành dầu ăn thực vật.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích nhất giúp cho mẹ bầu giảm gánh nặng khi xây dựng chế độ ăn hợp lý khi bị tiểu đường thai kỳ. Đừng quên đến Thu Hà để tìm mua những thực phẩm tốt nhất dành cho mẹ và bé nhé!

Nguồn: Vinmec