Trang chủ Công thức nấu ăn Bí quyết sên mứt dừa thơm ngon, không cháy vàng, chảy nước

Bí quyết sên mứt dừa thơm ngon, không cháy vàng, chảy nước

99 lượt xem

Mứt dừa luôn có mặt trong mỗi gia đình vào dịp Tết, thế nhưng để mứt ngon, đường nhanh kết tinh thì không dễ chút nào. Vì vậy khi sên mứt bạn cần lưu ý chọn dừa, cách sên cũng như lượng đường cho vào khi ngâm dừa.

1. Bí quyết sên mức dừa trong quy trình làm

1.1. Chọn đúng loại dừa làm mứt

Chọn dừa bánh tẻ, loại dừa này không quá non, hay quá già, sẽ cho chất lượng mứt tốt nhất.

Với dừa đã được bóc bỏ sẵn, bạn nên chọn quả có cùi dừa màu trắng ngần, lớp vỏ lụa màu nâu nhạt.

Khi chọn dừa dùng móng tay bấm vào cùi dừa, thấy dừa có độ giòn, dừa không dai, hay cứng.

1.2. Sơ chế dừa

Dừa vẫn chứa lượng lớn tinh dầu dừa, gây cản trở đường kết tinh khi sên.

Do đó sau khi bào mỏng dừa có độ dày khoảng 1 2 mm, bạn cần xả dừa 3 4 lần với nước ấm, để loại bỏ lượng tinh dầu này.

bi-quyet-sen-mut-dua-thom-ngon-duong-nhanh-ket-tinh2_800x400

1.3. Ngâm dừa với đường

Để dừa nhanh chóng kết tinh khi sên, tốt nhất bạn nên ngâm dừa với đường theo tỉ lệ 1kg dừa: 500 600g đường ít nhất trong 2 tiếng để đường tan hoàn toàn.

Nếu có thể bạn nên ngâm đến khi thấy được dừa trong không còn trắng đục như ban đầu.

Nếu muốn dừa có màu sắc khi đường tan hoàn toàn, bạn thêm màu tự nhiên từ củ dền, lá dứa, lá cẩm… tiếp tục ngâm đến khi dừa lên màu đẹp.

bi-quyet-sen-mut-dua-thom-ngon-duong-nhanh-ket-tinh3_800x400

1.4. Sên mứt dừa

Dừa cần sên ở lửa lớn, đến khi đường sôi hạ nhỏ lửa và đảo liên tục.

Mẹo nhỏ để dừa nhanh chóng kết tinh: bạn chú ý khi đường bắt đầu kéo sợ thì tắt bếp, đảo đều đến khi chảo nguội bớt, lại tiếp tục bật bếp đảo dừa.

Khi đường có dấu hiệu kết tinh, bạn tắt bếp, đảo dừa, như vậy dừa sau khi kết tinh sẽ không bị khô cứng.

Nếu trong quá trình sên, đường bị cháy, keo lại không kết tinh, cách tốt nhất là rửa sạch phần đường này, để dừa ráo nước, tiếp tục cho một lượng đường thích hợp khác vào sên trên lửa nhỏ nhất.

bi-quyet-sen-mut-dua-thom-ngon-duong-nhanh-ket-tinh4_800x400

1.5. Sấy khô mứt dừa

Khắc phục tình trạng dừa chảy nước bạn có thể đặt dừa vào lò vi sóng, sấy lại ở nhiệt độ 100 độ C, trong 15 phúthong khô trước quạt 2 3 giờ.

Ngoài ra bạn có thể đặt dừa lên bếp và sên lại, đến khi dừa khô ráo hoàn toàn.

Tình trạng dừa chảy nước thường xảy ra nếu chọn phải dừa có độ mềm, còn non, vì vậy bạn cần ngâm dừa trong đường đến khi chúng có độ trong, để loại bỏ lượng nước có trong dừa.

bi-quyet-sen-mut-dua-thom-ngon-duong-nhanh-ket-tinh5_800x400

1.6. Chọn đúng loại mứt dừa cần làm

6-bi-quyet-sen-mut-dua-thom-ngon-me-ly-duong-nhanh-ket-tinh-202201290207259931

Mứt dừa thơm ngon, hấp dẫn nên được rất nhiều người yêu thích, mứt dừa có rất nhiều loại như: Mứt dừa lá dứa, mứt dừa đậu biếc, mứt dừa cà phê, mứt dừa sầu riêng,…

2. Mẹo sên mứt dừa ngon cho ngày Tết

bi-quyet-sen-muc-dua-thom-ngon-khong-chay-vang-chay-nuoc-202212131458072956

2.1. Ngâm rửa mứt dừa

Cùi dừa sau khi nạo xong, bạn nên nhẹ nhàng rửa với nước khoảng 3 – 4 lần và ngâm cùi dừa trong nước để cho ra bớt dầu dừa. Điều này giúp mứt dừa sau khi sên đỡ bị sực mùi và gây đầy bụng khi ăn. Thời gian ngâm có thể điều chỉnh từ 30 phút đến 1 tiếng tùy thích. Ngoài ra, rửa cùi dừa với nước nóng thì dầu dừa sẽ ra nhiều hơn.

2.2. Ngâm đường

Cần sử dụng lượng đường ngâm với dừa theo tỷ lệ chuẩn xác vì nếu ngâm đường quá ít thì khó có thể kết tinh, ngược lại ngâm quá nhiều khi kết tinh sẽ bị vón cục và không đẹp mắt, khi ăn mứt dừa sẽ bị cứng.

2.3. Tạo màu

Để tạo màu cho mứt dừa, nguyên liệu tạo màu cần đem ngâm cùng dừa và đường. Bạn có thể tạo màu bằng cách dùng lá dứa xay chung với nước để lọc lấy nước cốt, hoặc nước cam vắt, nước ép cà rốt, lá cẩm đun với nước để lấy nước cốt, ngoài ra còn cacao hay cà phê sữa hòa tan pha với chút nước và thịt gấc xay cùng chút nước.

Đối với chanh leo, bạn không nên xay thịt chanh leo chung với hạt lọc lấy nước, hạt chanh leo khi vỡ ra sẽ tạo chất keo khi sênh sẽ làm mứt dừa bị dính, không thể kết tinh được. Do đó, nên lấy thịt chanh leo lọc lấy nước rồi đem ngâm chung với dừa và đường.

2.4. Sên mứt

Ban đầu nên sênh trên lửa to, sau khi mứt sôi lên thì nên giảm lửa, để cỡ trung bình. Chờ đến khi đường cạn dần và keo lại, đảo nặng tay thì vặn lửa ở mức thấp nhất, đảo liên tục để mứt không bị cháy.

Ngoài ra, để tránh mứt dừa bị đứt, bạn nên đảo nhẹ tay. Không nên để lửa quá to sẽ khiến đường quá nóng dễ chuyển sang màu caramel, khiến mứt dừa bị cháy.

Khi thấy mứt dừa bắt đầu có xuất hiện hạt đường trắng xung quanh thì tắt bếp, để nguyên trên chảo và tiếp tục đảo cho đường khô lại và kết tinh là được. Không nên đun trên bếp trong khoảng thời gian này vì dễ khiến mứt dừa bị cứng, không ngon, nghiêm trọng hơn là bị cháy.

Với những thông tin trên mong rằng bạn đã có thể tự tin, chọn dừa cũng như tự tay sên mứt dừa cho cả gia đình thưởng thức.