1. Cách phân chia vỏ bánh và nhân
Thông thường nhằm đảm bảo vỏ bánh bọc kín nhân, lớp vỏ sẽ chiếm 14 tổng bánh, nếu bạn có thêm trứng muối vào nhân hãy nhớ cân đo trọng lượng của cả phần trứng muối.
Ví dụ: nếu bánh của bạn nặng 250g thì phần vỏ sẽ chiếm 63g, phần nhân sẽ chiếm 187g
Bánh chảy nước ở chân hoặc biến dạng thường do khâu nặn bánh bạn để lọt khí vào trong. Vậy làm sao nặn bánh đúng? Bạn theo dõi từng bước bên dưới nhé.
2. Bọc nhân và trứng muối
Đầu tiên bạn vo tròn nhân, nhớ thoa một lớp dầu thật mỏng trên bao tay tránh phần nhân bám vào bao nhé.
Dùng ngón cái ấn nhẹ giữa nhân đặt trứng muối vào vị trí, nếu bạn chỉ dùng 12 quả trứng muối thì hãy đặt ngửa mặt cắt trứng lên nhé.
Dùng ngón tay ấn nhẹ trứng vào trong nhân, đồng thời dùng tay vuốt nhẹ cho nhân bao trọn trứng muối.
3. Nặn vỏ bánh
Bạn vo tròn và ấn dẹp vỏ bánh, dùng cán cán mỏng vỏ bánh theo hình dấu +, trong thao tác này bạn nhớ phủ một lớp bột áo mỏng lên hai mặt vỏ bánh, tránh trường hợp vỏ bánh dính vào cán và thớt.
Bạn chỉ cần cán lớp vỏ vừa đủ bọc 2/3 phần nhân, đặt nhân vào giữa và úp ngược sau đó vuốt nhẹ phần vỏ sao cho lớp vỏ phủ kín nhân là được.
4. Đặt bánh vào khuôn
Thoa một lớp dầu ăn mỏng vào khuôn bánh, thoa đều bột áo lên chiếc bánh vừa nặn.
Đặt bánh vào khuôn ngay ngắn, bạn chú ý đặt mặt vỏ bánh mịn xuống bên dưới, như vậy khi ép bánh lớp khí vô tình lọt vào bánh sẽ có thể thoát ra ngoài.
5. Thành phẩm
Xem thêm: Cách làm bánh Trung Thu không cần lò nướng
Thu Hà mong rằng với mẹo nhỏ trên bạn sẽ tránh được tình trạng bánh biến dạng hay chảy chân sau khi nướng. Chúc bạn thành công với món ăn này.