Trang chủ Công thức nấu ăn Bí quyết của người chuyên nghiệp về cách xào nếp và gói bánh tét thơm ngon và hấp dẫn

Bí quyết của người chuyên nghiệp về cách xào nếp và gói bánh tét thơm ngon và hấp dẫn

76 lượt xem

Ngày Tết mỗi gia đình đều phải có bánh chưng trong nhà, miền Bắc gói bánh chưng lá giong, miền Nam gói bánh tét lá chuối. Mỗi vùng miền có cách gói khác nhau nhưng đầu có chung bí quyết xào nếp để gói bánh. Đây là khâu vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của bánh tét, hãy cùng tham khảo những bí quyết xào nếp sao cho đúng vị, ngọt, bùi, thơm ngon hấp dẫn.

1. Bánh tét là gì? Ý nghĩa?

Bánh tét có nguồn gốc từ những giai thoại khác nhau nhưng giai thoại điển hình nhất là câu chuyện của vua Quang Trung đánh đuổi quân Thanh vào tết Mậu Thân năm 1789, trong lúc quân lính được cho nghỉ ngơi ăn tết thì có một anh lính dâng lên vua món bánh của vợ anh ở quê nhà. Ấn tượng với hương vị của món bánh cũng như tình cảm của người vợ dành cho chồng, vua Quang Trung đã ra lệnh cho mọi người gói món bánh này để ăn vào ngày Tết cổ truyền Việt Nam và đặt tên là bánh Tết.

Song do tính chất vùng miền nên bánh Tết được đọc lái lại thành bánh Tét và đó là tên gọi đến ngày nay. Cũng có lý giải khác cho tên bánh tét là tên chỉ hành động cắt bánh, mỗi khi ăn bánh tét người dân sẽ dùng dây lạc gói bánh để tét từng khoanh nhỏ ra cho dễ ăn.

Ý nghĩa của bánh tét

dan-trong-nghe-mach-cach-xao-nep-goi-banh-tet-thom-ngon-hap-dan-202011181352294294

Theo quan niệm xa xưa của ông cha ta mỗi món ăn trên bàn tiệc ngày tết đều có ý nghĩa thương nhớ tổ tiên, cầu chúc ấm no, sum vầy gia đình, cảm tạ trời đất, cầu cho năm mới gặt hái thành công và bánh tét cũng vậy.

Lớp lá chuối bao bọc bên ngoài giống như vòng tay của mẹ bao bọc lấy đàn con, mang mong muốn của sự sum vầy của người Việt Nam vào ngày Tết. Phần nhân có lớp đậu xanh màu vàng tượng trưng cho cánh đồng lúa tới mùa gặt, phần nếp màu xanh tượng trưng cho đồng quê thanh bình, gợi cho ta ước mơ một năm mới an bình tới mọi nhà.

Chiếc bánh tét trông đơn giản nhưng thấm đẫm tình cảm gia đình của người Việt Nam , mong muốn một năm mới luôn sum vầy hạnh phúc. Vì thế theo phong tục thì cứ đến ngày 29, 30 Tết là cả gia đình sẽ cùng nhau quây quần gói bánh, thức khuya ngồi quanh nồi bánh chờ bánh chín. Đây là lúc để người lớn ngồi nói chuyện chia sẻ tâm sự với nhau, còn trẻ em thì vui đùa chung quanh tạo nên bầu không khí ấm cúng và sung túc của ngày Tết.

2. Cách xào gạo nếp gói bánh tét ngon

Công đoạn xào nếp là công đoạn vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của bánh tét.

Nguyên liệu

  • 2kg gạo nếp ngon
  • 1 quả dừa khô
  • 1 bó lá dứa (lá nếp cẩm tùy theo màu bạn muốn)
  • 1 muỗng canh muối

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

dan-trong-nghe-mach-cach-xao-nep-goi-banh-tet-thom-ngon-hap-dan-202011181352510797

Dừa khô mua về bạn sẽ nạo phần cơm trắng bên trong sau đó vắt lấy nước cốt

Lá dứa hoặc lá nếp cẩm để tạo màu thì bạn cắt khúc xong đem xay với nước cho nhuyễn, sau đó dùng màng lọc để loại bỏ xác lá lấy nước cốt.

Gạo nếp mua về rửa sạch và ngâm với nước lá dứa hoặc lá nếp cẩm từ 1-2 tiếng để gạo nở đều và có màu sắc được tự nhiên hơn. Việc ngâm nước giúp hạt nếp nở ra căng tròn bóng mịn giúp cho bánh dẻo, ngon hơn. Sau đó bạn vớt nếp ra để ráo để chuẩn bị xào nếp

Bước 2: Xào nếp

dan-trong-nghe-mach-cach-xao-nep-goi-banh-tet-thom-ngon-hap-dan-202011181353165489

Đây là bước vô cùng quan trọng, bạn phải chuẩn bị 1 chảo rộng vành lớn để có thể kiểm soát lửa hiệu quả hơn.

Đầu tiên bạn cho phần nước cốt dừa đã chuẩn bị vào chảo đun sôi bạn có thể nêm chút muối vào phần nước cốt dừa để bánh thêm thơm ngon hơn.

Sau đó bạn cho phần gạo nếp đã ráo vào chảo và đảo đều tay liên tục đến khi gạo nếp thấm hết nước dừa. Lúc đảo gạo trên bếp bạn nên chú ý đảo đều tay, điều chỉnh lửa vừa nếu lửa quá lớn sẽ làm cháy nếp. Khi nào bạn thấy nếp quyện dẻo, thơm là đã thành công.

Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có thêm kinh nghiệm để có thể tự gói cho mình những đòn bánh tét thơm ngon cho gia đình mình vào ngày Tết này nhé!

Xem thêm: