1. Lý giải nguyên nhân thịt cá biển không mặn
Cá biển chia làm hai loại, loài xương cứng và loài cá xương mềm. Trong mang của cá xương cứng có một tế bào khá đặc biệt hay còn gọi là tế bào tiết ra muối. Điều này có nghĩa là tế bào này có nhiệm vụ tiết ra thành phần muối để thu hút các thành phần muối ở trong máu chúng. Sau khi cô đặc, chúng sẽ tiết lượng muối này ra ngoài cơ thể cùng với dịch nhớt.
Những tế bào tiết ra muối này luôn làm việc với hiệu suất cao do đó cơ thể của cá sẽ giữ được thành phần lượng muối thấp. Còn loại cá xương mềm thì có đặc điểm là trong máu chứa chất Ure với nồng độ cao, điều này khiến cho nồng độ máu sẽ cao hơn so với nồng độ nước biển. Nhờ đó sẽ làm giảm thiểu sự thẩm thấu của muối vào cơ thể, và thịt của chúng không bao giờ bị mặn.
2. Lưu ý khi ăn cá biển
– Một tuần chỉ nên ăn 2 lần cá, mỗi bữa nên ăn khoảng 1 lạng cá để cung cấp hàm lượng Axit béo Omega-3.
– Cách chế biến tốt nhất là nướng lò hoặc luộc, hấp. Còn nếu rán quá kỹ thì những giá trị dinh dưỡng từ cá dễ biến mất.
– Không nên ăn cá khi đói bởi nó có thể làm tăng lượng Purine chuyển hóa thành Axit Uric gây tổn thương ở mô và là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.
– Không nên ăn gỏi cá hoặc sushi vì nó chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng trong cá sống. Tốt nhất là nên nấu chín cá trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe.
– Những người bị ho lâu ngày hoặc đang dùng thuốc điều trị không nên ăn cá để tránh dị ứng. Bên cạnh đó, nó sẽ khiến bệnh tình của bạn nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Phân biệt cá biển tươi tự nhiên và cá biển ướp hóa chất
Trên đây là lý do giải thích vì sao thịt cá biển lại không mặn. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên mọi người sẽ hiểu thêm về thực phẩm giàu Omega-3 và DHA này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Nguồn tham khảo: khoahoc.tv