1. Chọn và sử dụng rau còn tươi ngon
Hàm lượng Vitamin C có trong rau hao hụt nhiều khi để lâu. Cụ thể rau để quá 1 ngày có thể giảm tới 26%, đến qua ngày thứ 2 lượng Vitamin C sẽ giảm 41%.
Do đó tốt nhất nên mua và sử dụng rau tươi trong ngày.
2. Hạn chế gọt bỏ vỏ
Ngoại trừ những loại rau củ bắt buộc phải bỏ vỏ như khoai tây, củ sắn… bạn nên hạn chế gọt bỏ vỏ nhất là đối với bầu, bí… có phần vỏ còn đủ non ngon, nên giữ lại rửa sạch và chế biến.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết một số loại rau củ như cà rốt, củ cải,… các loại trái cây như táo, lê, ổi,… đôi khi có phần vỏ chứa vitamin nhiều hơn thịt quả.
3. Rửa rau củ trước khi cắt thái
Vitamin B, C có thể hòa tan trong nước, tuy nhiên đa số bạn vẫn có thói quen nhặt rau sạch mới bắt đầu rửa. Như vậy lượng Vitamin B, C trong rau sẽ hao hụt đáng kể.
Do vậy bạn nên ngâm và rửa sạch rau trước khi tiến hành nhặt hay cắt nhỏ rau củ.
4. Ngâm rau lâu
Tương tự, đa số các bạn đều cho rằng ngâm rau lâu trong nước muối sẽ giúp loại bỏ thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,… tuy nhiên việc ngâm rau củ lâu sẽ khiến chúng hòa tan Vitamin B, C nhiều hơn.
Bạn chỉ nên ngâm rau trong vài phút. Nghe có vẻ lạ, nhưng rau cũng bị oxy hóa. Do vậy bạn nên nấu ngay sau khi cắt nhỏ rau.
5. Chế biến rau
Hấp, chiên, xào, nướng giúp rau củ giữ được lượng lớn Vitamin hơn bởi chúng không tiếp xúc với nước, hạn chế sự hòa tan của các Vitamin.
Đậy nắp khi chế biến, giúp tăng nhiệt độ trong nồi, tránh được tình trạng nước bay hơi làm mất dinh dưỡng.
Rau củ càng nấu lâu càng mất nhiều Vitamin C, B1. Do vậy nên nấu chúng với lửa lớn, đặc biệt với món xào.
Xem thêm: Mẹo bảo quản rau củ hiệu quả
Thông tin tham khảo: cooky.vn
Rau xanh giúp giải nhiệt, cung cấp lượng lớn Vitamin cần thiết cho cơ thể, vì vậy bạn hãy bỏ túi những lưu ý trên nhằm đảm bảo giữ được nhiều nhất dinh dưỡng từ rau.