Nước tro tàu sẽ là một nguyên liệu tốt nếu bạn sử dụng đúng cách, thế nên hãy theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về nước tro tàu, về công dụng và cách sử dụng nó.
1. Nước tro tàu là gì?
Nước tro tàu là một loại hỗn hợp từ củi, gỗ bị đốt cháy. Sau đó, khuấy đều hỗn hợp trên và đợi phần tro lắng xuống thì lược lại lấy phần nước trong. Và phần nước trong đó gọi là nước tro tàu.
Nước tro tàu ngày càng được quan tâm và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt hơn, đã loại bỏ các tạp chất, chất hóa học độc hại, phần hỗn hợp đó thường gọi là tro tàu hóa học có tên là Natri Hydroxit (NaOH) hay Kali Hydroxit (KOH). Hiện nay, tro tàu được điều chế ở nhiều dạng khác nhau như: Dạng nước, dạng viên, dạng bột,…
2. Công dụng của nước tro tàu
Nước tro tàu đã và đang được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp, nấu ăn, làm bánh, vệ sinh.
2.1. Trong công nghiệp
Nước tro tàu là nguyên liệu giúp xà phòng tạo dạng cứng, chắc hơn hoặc tạo dạng lỏng.
2.2. Trong nấu ăn
Có tác dụng làm trắng, giúp màu sắc và độ tươi của rau, củ, quả được giữ lâu hơn và tạo độ giòn, dai cho món ăn.
Ngoài ra, khi chế biến mì thì dùng sử dụng nước tro tàu để giúp mì mềm dẻo, không bị khô.
2.3. Trong làm bánh
Là một nguyên liệu quan trọng để giúp các món bánh thêm phần mềm dẻo, thơm ngon và giữ cho bánh có màu sắc đẹp mắt và thu hút.
Từ xưa đến nay các món bánh được ông bà ta thường dùng thêm nước tro tàu vào bao gồm có bánh trung thu, bánh đúc, bánh ú, bánh gai,… nhằm tạo vị bánh đậm đà hơn, giữ mùi lâu hơn và vỏ bánh cũng mềm nữa đó.
2.4. Trong việc vệ sinh
Nước tro tàu hỗ trợ việc tẩy trắng, xóa sạch các mảng bám, vết ố vàng,.. trên dụng cụ nhà bếp như chảo, nồi,… Đặc biệt, đây còn là một nguyên liệu giúp giải quyết các vấn đề về nghẹt cống.
3. Cách làm nước tro tàu
Bước 1: Đốt phần củi gỗ hoặc vỏ trái cây để lấy phần tro. Sau đó, dùng rây lọc để lấy phần tro sạch đã loại bỏ tạp chất, chất độc hại.
Bước 2: Lấy phần tro đã được lọc cho vào bình thủy tinh đã được làm sạch. Tiếp đến, cho nước vào và khuấy đều. Sau đó, bạn đậy kín trong 2 ngày.
Bước 3: Cho lớp vải mùng lên phần rây lọc, sau đó đổ hỗn hợp được đậy kín sau 2 ngày để lọc bỏ phần cặn để lấy phần nước trong.
Bước 4: Đậy kín phần nước đó qua 1 đêm, rồi tiếp tục loại bỏ phần cặn và lấy phần nước trong.
4. Những cách sử dụng nước tro tàu
Bạn cho nước tro tàu vào ngâm chung với nếp để có thể giúp bánh có độ dẻo và ngon hơn.
Cho phần nước tro tàu và xà phòng hòa vào nhau để có thể đánh bay các mảng bám, vết ố vàng.
5. Những lưu ý khi sử dụng nước tro tàu
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết “Vì nước tro tàu có tính kiềm nên rất dễ gây bỏng nặng như axit đậm đặc nếu không may uống phải, thậm chí có nguy cơ tàn phá cơ thể.” Do đó, phó giáo sư khuyên người dùng nên cẩn thận khi tiếp xúc với dung dịch này. Nếu chẳng may bị nước tro tàu bắn vào mắt, bạn nên ngay lập tức rửa với nước nhiều lần. Còn nếu bị văng vào người, bạn nên rửa với nước nhiều lần rồi chà chanh hoặc giấm lên để cân bằng độ pH.
Đối với cả nước tro tàu truyền thống hay nước tro tàu công nghiệp, bạn cần cẩn thận và đeo bao tay trong quá trình thao tác để tránh bỏng vì nước tro tàu có độ kiềm cao.
Nên để xa tầm tay trẻ em.
Trong làm bánh, nước tro tàu chỉ nên dùng để ngâm gạo sau đó gạn hết nước tro tàu đi và vo lại gạo với nước sạch nhiều lần trước khi xay thành bột.
Nên để nước tro tàu trong bình thủy tinh, tránh tiếp xúc hoặc đựng trong bình nhôm vì nước có tính kiềm gây bào mòn.
Ngoài ra, nước tro tàu có tính bắt lửa rất cao, vì thế bạn nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để gần bếp nấu ăn.
Thu Hà đã chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản nước tro tàu. Bạn nên ghi nhớ những thông tin để biết và sử dụng nước tro tàu một cách hiệu quả và an toàn
Xem thêm