1. Dầu thực vật
Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất từ thực vật, từ các loại hạt và quả có chứa nhiều dầu. Dầu thực vật có nhiều loại như dầu chiết xuất từ đậu nành, bơ, đậu phộng, olive, Palm Oil (dầu cọ),…
Lợi ích
Dầu thực vật giúp món tăng thêm hương vị.
Hàm lượng axit erucic trong dầu thực vật thấp giúp kiểm soát cholesterol ở mức ổn định.
Dầu thực vật chứa nhiều vitamin như vitamin A, D, E và K tốt cho phụ nữ trong quá trình mang thai.
Không chỉ là gia vị trong nấu ăn, dầu thực vật còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da, hạn chế tình trạng nứt nẻ da bàn tay, bàn chân.
Cách dùng
Tuỳ vào từng loại dầu thực vật được chiết xuất từ nguyên liệu nào mà cách sử dụng cũng khác nhau. Tham khảo bài viết Cách sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe để hiểu rõ hơn nhé.
- Dầu thực vật có thực sự tốt hơn mỡ động vật?
- Nên chọn dầu thực vật hay dầu đậu nành?
2. Dầu olive
Dầu olive thường được sản xuất bằng cách hái quả olive tươi từ trên cây xuống và chế biến trực tiếp thành dầu. Do đó, quy trình chiết xuất và tạo ra dầu olive rất tự nhiên và ít bị pha trộn các tạp chất.
Lợi ích
Đây là loại dầu thực vật tốt nhất trong tất cả những loại dầu. Dầu olive chứa nhiều chất béo có lợi giúp giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp.
Dầu olive cũng chứa polyphenol – chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu gây ra bởi các gốc tự do, nguyên nhân gây bệnh tật và lão hóa.
Dầu olive giúp ngăn chặn viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, tăng cường chức năng trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy hệ xương phát triển.
Ngoài các lợi ích tốt cho sức khoẻ thì dầu olive còn sử dụng để làm đẹp, rất tốt cho làn da.
Nhược điểm
Loại dầu ăn này có giá cao hơn các loại dầu khác. Khoảng 60.000đ cho chai 250ml.
Hàm lượng chất béo cao của dầu olive có thể gây béo phì, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy… nếu tiêu thụ quá nhiều.
Cách dùng
Bạn có thể dùng dầu olive trong nhiều việc như nấu ăn cho trẻ, cho gia đình, làm đẹp, chữa bệnh…
Do nhiệt độ sôi thấp (khoảng 182 độ C), dầu olive có thể gây độc hại nếu nấu ở nhiệt độ cao hoặc trong thời gian dài. Để đạt được lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, nên dùng dầu olive với món nấu ở nhiệt độ thấp như làm nước sốt ướp thịt, cá, trộn salad, thêm vào các món ăn đã chín như mì Ý…
Dầu oliu có thể dùng riêng hoặc kết hợp với mật ong, trứng gà làm mặt nạ đắp da mặt, da mắt giúp chăm sóc da rất hiệu quả.
3. Dầu hạt cải
Dầu canola hay dầu hạt cải được chiết xuất từ cây cải. Là loại dầu được tiêu thụ nhiều thứ ba thế giới, thường được dùng trong các nhà máy chế biến thực phẩm. Giá của dầu hạt cải ở mức trung bình khoảng 50.000đ cho chai 1 lít.
Lợi ích
Giống như hầu hết các loại dầu ăn dạng lỏng, dầu hạt cải có chứa rất nhiều chất béo omega-3, có đặc tính chống viêm, làm giảm lượng cholesterol trong máu và phù hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Hơn nữa, dầu hạt cải còn giàu vitamin K và E giúp chắc khỏe xương, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
Dầu hạt cải còn có thể làm giảm mỡ bụng, nếu ăn dầu hạt cải đều đặn mỗi ngày trong suốt 4 tuần sẽ làm giảm mỡ bụng khoảng 1,6% so với những người không sử dụng.
Nhược điểm
Hạt cải sử dụng để sản xuất dầu có thể đã bị biến đổi gen để chống chịu với thuốc diệt cỏ. Việc tiêu thụ các sản phẩm dầu biến đổi gen (hay còn gọi là dầu GMO) có thể gây rối loạn cơ bắp.
Quá trình lọc khử mùi và tẩy trắng để trở thành dầu hạt cải ở nhiệt độ cao đã làm giảm đáng kể hàm lượng chất béo omega-3.
Cách dùng
Dùng cho các món chiên rán vì dầu hạt cải có thể chịu được nhiệt độ cao. Hoặc dùng để trộn salad và thay thế chất béo trong bánh nướng.
Chỉ nên dùng dầu hạt cải khi bạn biết rõ về nguồn gốc xuất xứ của chúng và nên lựa loại dầu hạt cải có mác Non-GMO (không thực phẩm biến đổi gene) để chế biến.
4. Dầu quả bơ
Dầu quả bơ được chiết xuất trực tiếp từ quả bơ bằng phương pháp ép lạnh để có được loại tinh dầu tự nhiên nguyên chất, mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng.
Lợi ích
Không chỉ chứa đầy đủ các chất béo tốt, dầu từ quả bơ còn giàu vitamin A, D, E giúp làm chậm quá trình lão hóa, giúp xương chắc khỏe…
Đặc biệt, dầu quả bơ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao có khả năng chống lại các tế bào ung thư và đục thủy tinh thể.
Vitamin A có tác dụng lột bỏ lớp da chết, thúc đẩy việc sản xuất chất collagen.
Vitamin D giúp duy trì hàm lượng canxi trong máu giúp xương và răng chắc khỏe.
Kali và phốt-pho có tác dụng làm đẹp da, tóc và giúp phát triển cơ thể.
Nhược điểm
Dầu quả bơ tương đối mới, có rất ít nghiên cứu về loại dầu này.
Giá dầu quả bơ khá cao. Một chai dầu bơ 250ml có giá khoảng 250,000 đồng.
Cách dùng
Dầu quả bơ là một loại dầu ăn thơm, ngon, dễ sử dụng thường được dùng để chế biến các món salad, chế biến thịt hoặc cá nướng, bánh ngọt nướng…
Bạn cũng có thể dùng dầu quả bơ cho trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm.
Dùng dầu quả bơ nguyên chất hoặc kết hợp với các nguyên liệu thiên nhiên khác để làm mặt nạ đắp mặt hoặc mặt nạ tóc.
Vào những ngày thời tiết nóng khô có thể dùng dầu quả bơ thoa trực tiếp lên da tay, chân và môi để không bị khô da.
5. Dầu đậu phộng
Dầu đậu phộng hay còn được gọi là dầu lạc, được chiết xuất từ những hạt đậu phộng, nên có hương vị rất thơm, ngọt ngào và mạnh tương tự như dầu mè.
Lợi ích
Dầu từ đậu phộng chứa chất béo không bão hòa, làm giảm cholesterol trong máu và giảm đau do viêm khớp.
Resveratrol – chất chống oxy hóa trong dầu đậu phộng có tác dụng giảm huyết áp và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nhược điểm
Loại dầu này có chứa nhiều chất béo bão hòa (loại chất béo không tốt) hơn so với các loại dầu khác, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì…
Dầu đậu phộng giá cũng khá cao khoảng 100.000đ cho chai 1 lít.
Nhờ chứa nhiều Omega-3, Omega-6 và Omega-9 trong dầu đậu phộng giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tim mạch, cho bạn một trái tim khỏe mạnh.
Cách dùng
Dùng dầu đậu phộng để rán cá sẽ giúp món ăn thơm ngậy và loại bỏ mùi tanh.
Dầu đậu phộng còn là nguyên liệu được ưa chuộng khi làm các loại salad hoặc nấu cháo và bột cho trẻ.
Lưu ý, với người bị dị ứng đậu phộng không nên sử dụng loại dầu này để chế biến món ăn và bạn cũng nên dùng loại dầu này vừa đủ, không nên dùng quá nhiều.
6. Dầu dừa
Dầu dừa được chiết xuất từ cơm dừa, có nguồn chất béo quan trọng được sử dụng trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm…
Lợi ích
Ăn dầu dừa có thể làm tăng lượng cholesterol tốt trong máu, giúp bảo vệ tim mạch.
Vitamin E loại tocotrienol trong dầu dừa có khả năng chống oxy hóa cực mạnh giúp ngăn ngừa lão hóa và ngăn chặn tế bào ung thư.
Dầu dừa còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp xương chắc khỏe, cải thiện não bộ…
Đặc biệt, loại dầu này có đặc tính ổn định ở nhiệt độ cao. Vì vậy, dầu dừa có thể sử dụng để nấu ăn rất tốt.
Nhược điểm
Dầu dừa có lượng chất béo bão hòa cao hơn cả mỡ động vật. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Cách dùng
Với những món chiên, rán ở nhiệt độ cao có thể dùng dầu dừa. Dầu dừa không thấm vào thức ăn nhiều như các loại thức ăn khác nên có thể tái sử dụng.
Bạn có thể thêm dầu dừa vào các thức uống nóng như cà phê, trà, sữa nóng… và nhớ khuấy đều để dầu không nổi trên mặt.
Nên dùng loại dầu này vừa đủ, không nên dùng quá nhiều.
7. Dầu hướng dương
Dầu hướng dương là dầu không bay hơi, được ép từ hạt hướng dương, thường được sử dụng trong nấu ăn và công thức mỹ phẩm làm đẹp.
Lợi ích
Dầu hướng dương giàu vitamin E giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa rối loạn trí nhớ và cải thiện chức năng phổi.
Loại dầu này chứa nhiều chất béo tốt, giúp giảm cholesterol trong máu và bảo vệ tim khỏe mạnh.
Ngoài ra, giá thành của dầu hướng dương cũng khá thấp.
Chất carotenoid trong dầu hướng dương có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh ung thư.
Dầu hướng dương tốt cho trẻ sơ sinh và ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng với trẻ.
Nhược điểm
Nếu được tái sử dụng quá nhiều lần, dầu hướng dương sẽ hình thành chất béo không tốt cho cơ thể.
Cách dùng
Nên dùng dầu hướng dương cho các món trộn dầu giấm, salad, nấu canh, ướp thịt cá hoặc chiên, xào nhanh ở nhiệt độ thấp vì dầu hướng dương có nhiệt độ sôi thấp.
Cho dầu vào bột ăn của trẻ sau khi nấu chín, để bổ sung omega-3 và chất béo cho trẻ phát triển tốt.
- Dầu hướng dương là gì?
- Nên chọn dầu đậu nành hay dầu hướng dương?
8. Dầu đậu nành
Dầu đậu nành được chiết xuất trực tiếp từ đậu nành nên có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Lợi ích
Vitamin E cao trong dầu đậu nành có tác dụng như một chất chống oxy hóa hiệu quả giúp ngăn chặn tế bào ung thư.
Hơn nữa, axit béo omega-3 có thể giúp loại bỏ cholesterol xấu trong cơ thể, tăng cường sức khỏe tim mạch cũng như bảo vệ mắt, cải thiện chức năng não bộ.
Nhược điểm
Một số loại đậu nành dùng để làm dầu bị biến đổi gen có thể gây hại đến sức khỏe.
Dầu đậu nành chứa nhiều chất béo bão hòa, tiêu thụ nhiều có thể bị béo phì.
Cách dùng
Dầu đậu nành có nhiệt độ sôi khá cao thích hợp với các món chiên, xào, rán ở mức nhiệt cao.
Tuy có thể nấu ở nhiệt độ cao nhưng nếu nấu trong thời gian dài, các axit béo thiết yếu dễ bị phá hủy. Do đó, đối với loại đã tinh luyện, nên dùng cho canh, cháo, súp khi gần nấu chín hoặc để trộn salad.
9. Dầu mè
Dầu mè (hay còn gọi là dầu vừng) là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt mè (hạt vừng). Dầu mè có hai loại là tinh chế và chưa tinh chế. Dầu mè chưa tinh chế góp phần làm tăng thêm một hương vị tuyệt vời trong chế biến thực phẩm.
Lợi ích
Dầu mè chứa chất béo hòa tan và chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn bệnh ung thư và giúp giảm cholesterol.
Ngoài ra, dầu mè cũng cải thiện tuần hoàn, tăng cường hệ miễn dịch và là nguồn giàu canxi thích hợp cho người bị viêm khớp và đau khớp.
Dầu mè giúp giảm cholesterol và ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do, giảm căng thẳng, tốt cho hệ thần kinh.
Dầu mè chứa nhiều vitamin E và các chất oxy hoá rất tốt cho da, giúp làn da trẻ hoá hơn.
Nhược điểm
Dầu mè là chất gây dị ứng rất mạnh và có thể nguy hiểm cho những người bị dị ứng với mè.
Dầu mè có vị mạnh nên thường át mùi thực phẩm khác.
Dầu mè chứa hàm lượng calo và chất béo cao, không nên dùng thường xuyên vì có thể làm bạn tăng cân.
Cách dùng
Chế biến các món nướng, áp chảo ở nhiệt độ thấp thì dầu mè là lựa chọn tốt nhất.
Không nên chế biến dầu mè ở nhiệt độ quá cao (trên 180 độ C) trong thời gian dài để không làm mất giá trị dinh dưỡng. Dầu đã sử dụng không nên dùng lại.
Dầu mè có thể trộn với giấm táo hoặc một số nguyên liệu khác để làm mặt nạ dưỡng da.
10. Dầu gạo
Dầu gạo được chiết xuất từ lớp vỏ cám, phần dinh dưỡng nhất của hạt gạo, được khoa học chứng minh là một trong những loại dầu tốt nhất cho sức khỏe.
Lợi ích
Dầu gạo chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên phytosterol, gamma ryzanol giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch…
Bên cạnh đó, dầu gạo rất giàu Vitamin E, giúp ngăn ngừa lão hóa, cân bằng insulin, phòng bệnh tiểu đường.
Dầu gạo cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể.
Nhược điểm
Người bị tiểu đường không nên sử dụng vì dầu gạo chứa nhiều calo.
Đối với người có vấn đề về đường tiêu hóa cũng không nên dùng dầu gạo vì chất xơ trong đó có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và gây rối loạn dạ dày.
Cách dùng
Dầu gạo có nhiệt độ sôi khá cao, 254 độ C, dầu gạo cũng mang lại cho thức ăn mùi vị hấp dẫn hơn, do đó, rất thích hợp để chiên xào và trộn salad.
Bạn cũng nên chọn các loại dầu ăn từ thương hiệu uy tín như dầu ăn Tường An, dầu ăn Simply,… để đảm bảo sức khỏe nhé.
Qua những thông tin trên, hy vọng giúp bạn biết được đặc điểm của các loại dầu ăn từ đó bạn sẽ lựa chọn được loại dầu ăn thích hợp để chế biến những món ngon cho gia đình nhé!
Có thể bạn quan tâm: